Lỗi không gương có bị dừng xe?

by Ngọc Gấm
Lỗi không gương có bị dừng xe?

Chào Luật sư, do mua bão kèm theo gió lớn nên xe tôi đã bị ngã và gãy mất gương chiếu hậu, hiện tại xe tôi là xe không có gương. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi nếu tôi di chuyển trên đường từ công ty đến tiệm sửa xe và bị công an phát hiện thì lỗi không gương có bị dừng xe không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại một số tỉnh thành như Hà Nội, TP. HCM tình trạng người dân chạy không có gương chiếu hậu diễn ra hết sức phổ biến. Tuy nhiên hành vi điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu không chỉ là một hành vi vi phạm pháp luật mà nó còn là hành vi có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì lỗi không gương có bị dừng xe?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc lỗi không gương có bị dừng xe?. CSGT mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Gương chiếu hậu là gì?

Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 28:2010/BGTVT quy định như sau:

Gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy thì gương chiếu hậu được hiểu là bộ phận được thiết kế dùng để quan sát phía sau.

Quy định về gương chiếu hậu khi tham gia giao thông tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 53 Luật Giao thông vận tải 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:

– Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

  • Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
  • Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
  • Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
  • Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
  • Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
  • Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
  • Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
  • Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
  • Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
  • Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

– Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

– Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Xử phạt hành vi không có gương chiếu hậu khi điều khiển phương tiện ra sao?

Theo quy định tại Điều 16; Điều 17  sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về lỗi phạt không có gương như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô:

  • Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng đối với hành vi không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
  • Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

  • Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng đối với hành vi không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
Lỗi không gương có bị dừng xe?
Lỗi không gương có bị dừng xe?

Lỗi không gương có bị dừng xe?

Theo quy định tại Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ như sau:

– Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

Theo quy định Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:

– Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

  • Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

  • An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;
  • Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau đây:

+ Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;

+ Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;

  • Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:

+ Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;

+ Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.

Như vậy hành vi không lắp đủ gương chiếu hậu trên phương tiện xe cơ giới là hành vi vi phạm pháp luật nên lỗi không gương chiếu hậu trên phương tiện xe cơ giới, cảnh sát giao thông khi phát hiện sẽ có quyền yêu cầu chủ phương tiện dừng xe để kiểm tra và xử lý phát vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật.

Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt?

Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy quy định về gương chiếu hậu như sau:

– Đối với xe nhóm L1, L2 (tức ám chỉ xe máy) phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái. Đối với xe nhóm L3, L4, L5(xe ô to phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.

– Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28 : 2010/BGTVT.

– Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái.

– Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.

– Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm

Từ đó dựa theo quy định trên ta biết được:

  • Nếu xe máy của bạn chỉ có một chiếc gương chiếu hậu mà gương chiếu hậu đó lại nằm bên trái thì bạn sẽ không bị phạt;
  • Và ngược lại, nếu xe máy chỉ có một gương chiếu hậu mà gương chiếu hậu đó lại nằm bên phải thì bạn sẽ bị phạt;

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Lỗi không gương có bị dừng xe? đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Dừng xe, đỗ xe trên đường phố như thế nào?

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
– Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
– Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

Quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
– Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
– Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
– Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Tham gia giao thông trong hầm đường bộ như thế nào?

Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
– Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
– Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like