Chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa có giá trị trong bao lâu?

by Thùy Thanh
Chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa có giá trị trong bao lâu?

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa có giá trị trong bao lâu? Những đối tượng nào được xin cấp chứng chỉ phương tiên thủy nội địa? Để được cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa thì có cần phải đi học qua khóa đào tạo nào hay không? Chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa có giá trị trong bao lâu? Chứng chỉ phương tiện thủy nội địa do ai cấp? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

 Phân loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thế này?

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành bốn hạng: hạng nhất (T1), hạng nhì (T2), hạng ba (T3), hạng tư (T4).

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất (M1), hạng nhì (M2), hạng ba (M3).

Chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (ATCB).

Chứng chỉ nghiệp vụ, bao gồm:

a) Chứng chỉ thủy thủ (TT);

b) Chứng chỉ thợ máy (TM);

c) Chứng chỉ lái phương tiện (LPT).

Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt, bao gồm:

a) Chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc (ĐKCT);

b) Chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB);

c) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB);

d) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD);

đ) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chờ hóa chất (ATHC);

e) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL)

Chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa có giá trị trong bao lâu?
Chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa có giá trị trong bao lâu?

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có thẩm quyền thế nào?

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:

a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng từ hạng nhì trở lên trong phạm vi toàn quốc và GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư trở lên, máy trưởng từ hạng ba trở lên đối với cơ sở đào tạo trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

b) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi CCCM đặc biệt.

Sở Giao thông vận tải:

a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, hạng tư và GCNKNCM máy trưởng hạng ba;

b) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo).

Cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo quy định:

a) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản;

b) Tổ chức kiểm tra CCCM đặc biệt.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GCNKNCM, CCCM thì cơ quan đó thực hiện xét cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM. Khi cấp lại GCNKNCM, CCCM thì cơ quan có thẩm quyền phải hủy bản chính GCNKNCM, CCCM bằng hình thức cắt góc.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM tại cơ quan không phải là cơ quan cấp GCNKNCM, CCCM trước đó thì cơ quan đó căn cứ vào thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này có văn bản gửi đến cơ quan cấp GCNKNCM, CCCM trước đó xác minh, sau khi có kết quả xác minh thực hiện việc cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

Người lái phương tiện thuỷ nội địa phải có điều kiện gì?

1- Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người phải có các điều kiện sau đây:

a. Đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.

b. Có chứng nhận đủ sức khoẻ của cơ quan y tế và biết bơi.

c. Có chứng chỉ lái phương tiện.

2- Người lái phương tiện không có động cơ với trọng tải toàn phần đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi người lái phương tiện phải đủ 18 tuổi trở lên.

Chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa có giá trị trong bao lâu?

Theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa (sửa đổi, bổ sung năm 2014, có hiệu lực từ 1/1/2015), giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (gọi tắt là bằng) thuyền trưởng phương tiện thủy được phân thành các hạng: nhất, nhì, ba và tư; Bằng máy trưởng có các hạng: nhất, nhì và ba.

Bằng thuyền trưởng, máy trưởng chỉ có thời hạn sử dụng 5 năm. Thời hạn sử dụng được ghi trên bằng, khi hết hạn, người có bằng phải xin cấp lại để tiếp tục có giá trị sử dụng.
Với quy định trên, năm 2020 bắt đầu có nhiều bằng thuyền trưởng, máy trưởng hết hạn sử dụng, phải làm thủ tục đề nghị cấp đổi lại. Gần đây, khá nhiều bạn đọc hỏi về thủ tục đổi bằng hết hạn, trong đó thắc mắc về việc có được làm thủ tục xin cấp lại bằng tại sở GTVT, không phải là nơi đã cấp bằng lần đầu.

Chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa có giá trị trong bao lâu?
Chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa có giá trị trong bao lâu?

Quy định về tổ chức lớp học chứng chỉ lái phương tiện thủy

Cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo) thực hiện các công việc sau:

1. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, rà soát các điều kiện dự học, thi, kiểm tra theo quy định.

2. Mở lớp học, tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo chương trình quy định.

3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày khai giảng, báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:

a) Danh sách học viên đủ điều kiện dự học (Báo cáo số 1) do người đứng đầu cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo) xét duyệt theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Kế hoạch đào tạo của toàn khóa học theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

 Thủ tục cấp lại, sát hạch lại như thế nào?


Về thủ tục, theo quy định chung, người đổi bằng hoặc sát hạch lại cần nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến cơ quan cấp lại bằng. Hồ sơ gồm: 
    1. Đơn đề nghị theo mẫu tại Thông tư số 40/2019; 
    2. Ảnh màu cỡ 2×3 cm, nền trắng; (6 Tấm)
    3. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; 
    4. Bản sao bằng thuyền,máy trưởng kèm bản chính để đối chiếu (trong trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bản sao chứng thực (trong trường hợp gửi qua đường bưu chính)

Người lái phương tiện có trách nhiệm gì?

1. Quản lý người, phương tiện, tài sản, các giấy tờ có liên quan đến phương tiện do mình lái.

2. Nắm vững tình hình luồng lạch và điều kiện an toàn của cảng, bến nơi phương tiện hoạt động.

3. Kiểm tra phương tiện, các trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện. Trước khi khởi hành phải sắp xếp người, hàng hóa đảm bảo phương tiện ổn định, an toàn.

4. Khi phương tiện bị tai nạn phải kịp thời cứu người, phương tiện, hàng hóa và là người cuối cùng rời phương tiện nếu phương tiện bị chìm đắm.

5. Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia tìm kiếm cứu nạn, phải chấp hành lệnh điều động, tổ chức tham gia cứu nạn nếu việc làm này không gây nguy hiểm đến người, hàng hóa, phương tiện do mình lái.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa có giá trị trong bao lâu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu hợp đồng mua bán nhà đất; Tra cứu chỉ giới xây dựng; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM) thuyền trưởng là gì?

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM) thuyền trưởng, máy trưởng là giấy chứng nhận cho thuyền viên dù khả năng đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa.

Điều kiện chung dự thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hiện nay ra sao?

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM (trừ các trường hợp cụ thể quy định tại điểm b khoản 7, điểm b khoản 8, điểm b khoản 9, điểm b khoản 10, điểm b khoản 11 và điểm b khoản 12 Điều 6 của Thông tư này).
2. Đủ tuổi, đủ thời gian đảm nhiệm chức danh hoặc thời gian tập sự tính đến thời điểm ra quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
3. Có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Thi để được cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba có khó không?

a) Đủ 18 tuổi trở lên, có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện, có thời gian đảm nhiệm chức danh đủ 12 tháng trở lên hoặc có GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư, có thời gian đảm nhiệm chức danh thủy thủ hoặc người lái phương tiện đủ 06 tháng trở lên;
b) Đối với người đã có chứng chỉ sơ cấp nghề được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc điều khiển tàu biển hoặc nghề thủy thủ, hoàn thành thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên được dự thi để cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, không phải dự học chương trình tương ứng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment