Mất giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông phải làm sao?

by Anh Vân
Mất giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông

Xin chào CSGT, tôi đang có một vấn đề muốn hỏi CSGT chuyện là mấy hôm trước trên đường đi làm tôi có bị CSGT xử phạt lỗi vượt đèn đỏ. Do lúc đó hơi vội đến công ty làm. Đồng chí CSGT lập biên bản và ghi giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông cho tôi. Nhưng do tôi qua nhiều việc nên không biết đã để giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu, có thể đã làm mất. CSGT cho tôi hỏi trường hợp Mất giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông có nộp phạt được không? Nộp phạt như thế nào? Mong được giải đáp.

Chào bạn, vấn đề của bạn CSGT xin tư vấn qua bài viết sau đây.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản

Hành vi vi phạm giao thông xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Trên khắp cả nước các đồng chí cảnh sát giao thông phải xử lý hàng trăm vụ một ngày. Khi có hành vi vi phạm giao thông thì các đồng chí cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản có thể xử phạt tại chỗ hoặc ghi giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông. 

Căn cứ Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định lập biên bản xử phạt hành chính như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

“1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Mất giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông có nộp phạt được không?

Trong nhiều trường hợp mà các chủ thể vi phạm giao thông sẽ được giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông. Nhưng vì nhiều lý do mà người vi phạm giao thông làm mất giấy hẹn của cảnh sát giao thông để lên nộp phạt. Vậy mất giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông có nộp phạt được không?

Căn cứ khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về việc làm mất biên bản xử phạt hành chính như sau:

29. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau;

“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

5. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

…”

Theo đó biên bản xử phạt vi phạm hành chính được lập thành ít nhất 02 bản, trong đó giao cho người vi phạm 1 biên bản, còn cơ quan sẽ lưu giữ lại 1 biên bản. Hồ sơ vi phạm được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Do đó, việc bạn làm mất biên bản xử phạt không bị ảnh hưởng gì. Bạn đến kho bạc nhà nước và trình bày vấn đề của mình thì việc xử phạt và nộp phạt vẫn diễn ra theo đúng quy trình. Sau khi nộp phạt bạn đến Phòng cảnh sát giao thông/Đội cảnh sát giao thông được ghi trong quyết định xử phạt để nhận lại Giấy phép lái xe.

Mất giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông
Giấy phép lái xe hạng A1 là gì?Có khác với A2 không?

Thủ tục thu tiền nộp do chậm nộp phạt

Nếu vì lý do làm mất giấy hẹn của cảnh sát giao thông nên không nhớ ngày tháng để lên nộp phạt đúng hẹn thì chủ thể vi phạm giao thông sẽ phải nộp thêm khoản tiền chậm nộp vi phạm theo quy định pháp luật. Thủ tục thu tiền nộp do chậm nộp phạt như sau:

Căn cứ Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1, khoản 5 Điều 1 Thông tư 105/2014/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 105/2014/TT-BTC) quy định như sau:

“Điều 5. Thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.

3. Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước uỷ nhiệm thu phạt sử dụng biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá để thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt.

4. Tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này.

5. Số tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt thực hiện hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước.”

Như vậy, nếu chỉ vì việc mất biên bản xử phạt mà bạn chậm trễ việc nộp phạt (quá thời hạn 10 ngày) thì cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mất giấy hẹn nộp phạt vi phạm giao thông”. Ngoài ra, chúng tôi  có cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ hết bao nhiêu … Hãy liên hệ cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian nộp phạt vi phạm giao thông là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và khoản 2 Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông như sau:
Thủ tục nộp tiền phạt
Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Như vậy, thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Nộp tiền phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
Hình thức 1: Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
Hình thức 2: Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Hình thức 3: Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo các hình thức trên hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like