Mức phạt giao xe cho người không có bằng lái là bao nhiêu?

by Hương Giang
Mức phạt giao xe cho người không có bằng lái

Xe cộ là phương tiện người dân dùng để lưu thông đi lại trên đường. Nhiều trường hợp người dân không có xe nên muốn mượn xe của người khác để tham gia lưu thông. Tuy nhiên cần lưu ý rằng điều kiện quan trọng để điều khiển xe tham gia giao thông là phải có bằng lái. Vậy mức phạt giao xe cho người không có bằng lái là bao nhiêu? Quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông hiện nay ra sao? Giao xe cho người không có bằng lái gây tai nạn thì bị xử lý thế nào? Kính mời quý bạn đọc hãy cùng tìm hiểu với CSGT qua nội dung bài viết sau đây!

Căn cứ pháp lý

Quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông hiện nay

Các nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông được pháp luật nước ta ban hành và áp dụng rộng rãi trong đời sống. Một trong những vấn đề đó có bao gồm việc phải có bằng lái khi tham gia lưu thông trên đường. Vậy quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông hiện nay như thế nào, mời độc giả hãy cùng làm rõ:

Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

  1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
    Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
  2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
    a) Đăng ký xe;
    b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
    c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
    d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
    Theo đó, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Mức phạt giao xe cho người không có bằng lái là bao nhiêu?

Trong cuộc sống, chắc hẳn không ít lần bạn gặp trường hợp người thân, bạn bè, anh chị em của mình mượn xe để di lại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người mượn xe của bạn lại chưa có bằng lái do cơ quan cấp. Vậy mức phạt giao xe cho người không có bằng lái là bao nhiêu, mời độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
    b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
    c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
    d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
    đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
    e) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
    g) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
    h) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
    i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
    k) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.

Theo đó, người giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân. Trường hợp bạn giao xe gắn máy cho em họ bạn chưa có Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 theo quy định nêu trên.

Mức phạt giao xe cho người không có bằng lái
Mức phạt giao xe cho người không có bằng lái

Giao xe cho người không có bằng lái gây tai nạn thì bị xử lý thế nào?

Bằng lái xe là một trong những điều kiện tiên quyết để người dân được phép lưu thông hợp pháp trên đường. Nhiều trường hợp chủ xe vì không biết hoặc đã biết nhưng vẫn cho người không có bằng lái xe mượn và không may xảy ra tai nạn. Vậy trong trường hợp giao xe cho người không có bằng lái gây tai nạn thì bị xử lý thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây:

Hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản cho người khác, thì đó là tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.

Điều 264 Bộ luật hình sự. quy định Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

“1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Mức phạt giao xe cho người không có bằng lái″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chia nhà ở khi ly hôn vui lòng liên hệ đến chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Không có giấy phép lái xe có bị giữ xe không?

Hiện nay việc tạm giữ phương tiện sẽ được áp dụng khi người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe và không áp dụng đối với trường hợp người điều khiển xe máy không mang theo giấy phép lái xe.
Tóm lại, với câu hỏi trên bạn cần xác định được việc không có bằng lái xe máy khi điều khiển xe là thuộc trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe hay có giấy phép lái xe nhưng không mang theo. Tùy thuộc vào hành vi sẽ bị xử phạt ở mức khác nhau nêu trên. 

Làm thế nào để chứng minh với CSGT khi quên bằng lái xe máy?

Trong trường hợp quên mang bằng lái xe, người vi phạm cần xuất trình được bằng chứng để tránh bị phạt vì hành vi không có bằng lái. Tuy nhiên người điều khiển xe không cần phải chứng minh ngay tại thời điểm phạm lỗi mà chỉ cần xuất trình bổ sung trong đúng thời hạn.
Cụ thể, theo khoản 3 của điều 82, nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong trường hợp người điều khiển xe máy không xuất trình được bằng lái xe sẽ bị xử phạt về hành vi KHÔNG có giấy phép lái xe, bị giữ phương tiện và sẽ có phiếu hẹn.
Trong thời hạn hẹn nếu xuất trình được Giấy phép lái xe thì người điều khiển phương tiện sẽ được hạ từ mức phạt không có bằng lái xe máy xuống mức phạt về hành vi “Không mang theo giấy phép lái xe”. Ngược lại, nếu quá hạn mà không xuất trình được giấy phép lái xe thì chủ phương tiện phải chịu mức phạt như ban đầu

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like