Mức xử phạt lỗi buông cả 2 tay khi đang điều khiển xe mới nhất hiện nay

by Thu Hoai
Mức xử phạt lỗi buông cả 2 tay khi đang điều khiển xe mới nhất

Hành vi điều khiển xe máy buông cả hai tay không hề hiếm thấy khi chúng ta ra đường. Hành vi nay khi tham gia giao thông không chỉ gây nguy hiểm cho chính người điều khiển phương tiện, mà nó còn gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác. Vậy, để hiểu rõ hơn về quy đĩnh xử phạt lỗi này, chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về mức phạt lỗi buông cả 2 tay khi đang điều khiển xe mới nhất!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Buông cả 2 tay khi đang điều khiển xe có vi phạm Luật giao thông?

Người điều khiển xe máy và các loại xe khác tương tự như xe gắn máy không được phép buông hai tay khi điều khiển xe.

Đây là quy định được pháp luật ghi nhận tại điểm đ Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Như vậy, nếu người lái xe máy mà buông cả hai tay khi đi đường thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt lỗi buông cả 2 tay khi đang điều khiển xe

Mức xử phạt đối với xe máy

Đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khác mà buông hai tay khi đang tham gia giao thông đường bộ thì sẽ bị xử phạt với mức phạt được quy định tại điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

(i) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;”

Mức xử phạt lỗi buông cả 2 tay khi đang điều khiển xe mới nhất hiện nay

Xử phạt bổ sung

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.

Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Mức xử phạt đối với xe đạp

Theo điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

(i) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;”

Như vậy, hành vi buông cả hai tay khi điều khiển xe đạp, xe đạp máy sẽ bị xử lý bằng hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Nộp phạt giao thông online như thế nào?

Bước 1: Truy cập cổng dịch vụ công quốc gia dichvucong.gov.vn;

Bước 2: Kích vào phần Thanh toán trực tuyến, chọn tiếp Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính  chọn Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông

Bước 3: Điền các thông tin theo yêu cầu.Bạn có thể tra cứu theo mã quyết định hoặc theo biên bản vi phạm.

Bước 4: Chọn ngân hàng để thực hiện nộp phạt và làm theo hướng dẫn để nộp phạt số tiền vi phạm trong biên bản;

Bước 5: Sau khi thanh toán thành công, người nộp phạt có thể chọn nhận lại giấy tờ tại nơi ra quyết định xử phạt hoặc qua đường bưu điện.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, người tham gia giao thông mà buông cả hai tay khi điều khiển xe máy thì sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý như sau:

  • Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.

Xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề Mức xử phạt lỗi buông cả 2 tay khi đang điều khiển xe mới nhất Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký xe máy ở đâu?

Điều 13. Đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến
1. Chủ xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:
a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
c) Giấy khai sang tên; di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
d) Hồ sơ gốc của xe theo quy định.

Quy định của phap luật về xử phạt hành chính?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính; mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ; thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên; nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment