Nghị định về đường thủy nội địa có những nội dung gì?

by Tình
Nghị định về đường thủy nội địa có những nội dung gì?

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa. Nghị định này quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa như: Đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa,…. Ngoài ra Chính Phủ còn ban hành Nghị định 139/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Bài viết “Nghị định về đường thủy nội địa có những nội dung gì?” dưới đây của  CSGT sẽ nêu rõ những nội dung nổi bật trong Nghị định của Chính Phủ về đường thủy nội địa.

Căn cứ pháp lý

Đường thủy nội địa là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định:

Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

03 loại luồng đường thủy nội địa

Ngày 28/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2021/NĐ-CP về quản lý hoạt động đường thủy nội địa quy định luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm:

(1)  Luồng đường thủy nội địa quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia.

Điều kiện 1: Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia.

Điều kiện 2: Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới.

(2) Luồng đường thủy nội địa địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ các trường hợp luồng tại điều kiện 1 và 2 nêu trên.

(3) Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.

Nghị định về đường thủy nội địa có những nội dung gì?

Nguyên tắc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này, quy định về đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đất đai, khoáng sản, môi trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa (trừ bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính), khu neo đậu phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu chưa có hoặc khác với quy hoạch đã được phê duyệt, trong quá trình lập dự án, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Quản lý báo hiệu đường thủy nội địa thế nào?

Thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân lắp dựng báo hiệu trên đường thủy nội địa, tại vị trí công trình, vật chướng ngại và các khu vực có hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa. Báo hiệu được thiết lập phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

Các công trình trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:

  • Luồng đường thủy nội địa;
  • Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
  • Âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác;
  • Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá;
  • Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
  • Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
  • Vật chướng ngại;
  • Nhà hàng nổi, khách sạn nổi (khi neo đậu);
  • Công trình khác.

Các hoạt động trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:

  • Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản;
  • Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa;
  • Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông;
  • Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Các trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa

Các trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa, gồm:

a) Có vật chướng ngại trên luồng gây cản trở giao thông;

b) Thi công công trình trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải mà xuất hiện tình huống gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông;

c) Công trình trên đường thủy nội địa làm hạn chế chuẩn tắc luồng đã được công bố;

d) Hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;

đ) Hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh;

e) Hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề.

Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa

Các dự án xây dựng công trình, khu vực hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa (trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải) quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này phải có phương án, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công công trình, tổ chức hoạt động.

Nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông.

  • Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động;
  • Thời gian thi công, xây dựng, tổ chức hoạt động;
  • Phương án thi công, tổ chức hoạt động;
  • Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
  • Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.

Những nội dung nổi bật của Nghị định 139/2021/NĐ-CP

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến đường thủy nội địa

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với các hành vi vi phạm hành chính sau:

  • Vi phạm quy định về xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;
  • Vi phạm quy định về hoạt động nạo vét, khai thác tài nguyên, khoáng sản có liên quan đến đường thủy nội địa;
  • Vi phạm quy định về xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhưng có liên quan đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, gồm: xây dựng kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà, phong điện, nhiệt điện, thủy điện; công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng; công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều 3 thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 3 thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Nghị định về đường thủy nội địa có những nội dung gì?
Nghị định về đường thủy nội địa có những nội dung gì?

Vi phạm quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có ảnh hưởng đến an toàn giao thông theo quy định;

b) Không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông theo quy định;

c) Không lập hoặc lập nhưng không ghi chép đầy đủ hồ sơ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khi phát hiện vật chướng ngại trên luồng đường thủy nội địa theo quy định;

b) Không sửa chữa kè, đập giao thông, âu tàu và công trình khác bị hư hại;

c) Không thực hiện đúng phương án bảo trì được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Không vận hành âu tàu hoặc vận hành âu tàu không đúng quy định; đ) Không kiểm định chất lượng công trình theo quy định.

Vi phạm quy định về thiết lập, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thỏa thuận thông số kỹ thuật hoặc phương án bố trí mỗi báo hiệu trước khi thiết lập báo hiệu theo quy định.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì hoặc không thiết lập mỗi báo hiệu theo quy định.

Vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa khi khai thác tài nguyên, khoáng sản

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi khai thác tài nguyên, khoáng sản trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

  • Không có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình khai thác tài nguyên, khoáng sản;
  • Không thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi khai thác tài nguyên, khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Nghị định về đường thủy nội địa có những nội dung gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tra cứu quy hoạch thửa đất; tranh chấp thừa kế đất đai; đơn tranh chấp đất đai thừa kế; mẫu đơn xin giải thể công ty của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa thế nào?

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa như sau:
– Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.
– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật.
– Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
– Quản lý hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp.

Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa gồm những gì?

Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng. Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.

Đèn báo hiệu đường thủy nội địa gồm những loại nào?

Ánh sáng của đèn báo hiệu ban đêm sẽ có 4 màu: đỏ – xanh lục – vàng – trắng
+ Ánh sáng đỏ: Báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu về vật chướng ngại bên bờ phải và báo hiệu thông báo cấm.
+ Ánh sáng màu xanh lục: Báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu về vật chướng ngại ở bên bờ trái và thông báo điều khiển sự đi lại.
+ Ánh sáng vàng: Báo hiệu có ý nghĩa chỉ hướng của luồng như chuyển luồng, chập tiêu, định hướng luồng trên đường thủy rộng, khoang thông thuyền, báo hiệu giới hạn vùng nước.
+ Ánh sáng trắng: Đèn hiệu này chỉ tim luồng trên đường thủy rộng, chỉ vật chướng ngại trên đường thủy rộng, báo hiệu nơi phân luồng tại ngã ba sông.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment