Nghị định 139/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính giao thông đường thủy

by Trang Thu
Thông tư 04/2019/TT-BGTVT của Bộ giao thông vận tải

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải; ngày 31/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 139/2021/NĐ-CP; về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Sau đây Luật sư X mời bạn đọc tham khảo và tải xuống Nghị định 139/2021/NĐ-CP.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:139/2021/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Lê Văn Thành
Ngày ban hành:31/12/2021Ngày hiệu lực:01/01/2022
Ngày công báo:Đang cập nhậtSố công báo:Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hiệu lực

Tóm tắt và tải xuống Nghị định 139/2021/NĐ-CP

Tóm tắt Nghị định 139/2021/NĐ-CP

Nghị định 139/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; được Chính phủ ban hành vào ngày 31/12/2021 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Theo đó; Nghị định này gồm có 5 chương; quy định về các vấn đề sau:

Chương I quy định chung: quy định các vấn đề cơ bản nhất của Nghị định như: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; thời hiệu xử phạt; các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả;

Chương II là một trong những chương quan trọng nhất của Nghị định 139/2021/NĐ-CP; bao gồm 7 mục và 37 điều luật. Quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả;

+ Ví dụ như: Đối với hành vi vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên mỗi người; đối với hành vi chở vượt quá sức chở người của phương tiện chở người, hành khách; phương tiện có công dụng tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm; nhà hàng nổi, khách sạn nổi; bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn;…

Chương III quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

  • Chủ thể có thẩm quyền xử phạt bao gồm: chủ tịch UBND; Công an nhân dân; Thanh tra chuyên ngành; Bộ đội biên phòng; cảnh sát biển; cảng vụ hàng hải.
  • Chủ thể có thẩm quyền lập biên bản bao gồm: các chủ thể có thẩm quyền xử phạt; Công chức, viên chức thuộc cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Cảng vụ viên.

Chương IV quy định về tạm giữ phương tiện; giấy tờ; cách xác định trọng tải; công suất phương tiện không đăng ký; đăng kiểm; chế độ thông tin trong xử phạt vi phạm hành chính;

Chương V là chương cuối cùng của Nghị định 139/2021/NĐ-CP; quy định các vấn đề về hiệu lực thi hành; điều khoản chuyển tiếp và tổ chức thực hiện.

Tải xuống văn bản

Luật sư X mời bạn đọc: Tải xuống Nghị định 139/2021/NĐ-CP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung văn bản  “Nghị định 139/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính giao thông đường thủy”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Bạn vui lòng liên hệ Luật sư X 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường thủy không được quy định tại Nghị định 139/2021/NĐ-CP xử lý như thế nào?

Các hành vi vi phạm hành chính khác; liên quan đến giao thông đường thủy nội địa không được quy định tại Nghị định này; thì áp dụng các quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác có liên quan.

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Nghị định 139/2021/NĐ-CP?

– Buộc phá dỡ nhà, nhà nổi, công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại vi phạm;
– Buộc trục vớt, thanh thải vật chuông ngại theo quy định;
– Buộc di chuyển súc vật, phương tiện, cây, đồ vật, lều, quán, tre, gỗ vi phạm;
– Buộc dỡ bỏ, di dời, thu hẹp ngư cụ, dụng cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản vi phạm;
– Buộc thực hiện đăng kiểm theo quy định đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm tự ý hoán cải; trường hợp phần hoán cải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra không thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật theo quy định thì buộc phải phá dỡ;
– Buộc nộp lại các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động này;
– Buộc đưa hành khách, xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô, hàng hóa vượt quá số lượng, sức chở hoặc không được phép chở lên khỏi phương tiện;
– Buộc xếp hàng hóa theo đúng quy định.

Ý thức chấp hành quy định của pháp luật là gì?

Mỗi người dân phải biết pháp luật quy định những gì để chấp hành cho đúng. Chấp hành pháp luật giao thông tốt hay không chủ yếu do ý thức của mỗi người dân. Người dân buộc phải nâng cao ý thức chấp hành một cách tự giác các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment