Quy định mới về hành lang an toàn đường sắt

by Tình
Quy định mới về hành lang an toàn đường sắt

Chào CSGT, CSGT có thể giải đáp cho tôi thông tin về một số vấn đề liên quan đến giao thông đường sắt: Hiểu như thế nào về hành lang an toàn đường sắt? Hệ thống đường sắt Việt Nam gồm những loại đường sắt gì? Quy định mới về hành lang an toàn đường sắt có gì nổi bật? Mong CSGT tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT. Để có thể giải đáp thắc mắc về các vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi:

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 56/2018/NĐ-CP

Hành lang an toàn đường sắt là gì? 

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 56/2018/NĐ-CP đưa ra định nghĩa hai hình thức của hành lang an toàn đường sắt như sau:

Hành lang an toàn giao thông đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ công trình đường sắt để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang là vùng đất, khoảng không, vùng nước bao quanh công trình đường sắt, công trình đường bộ tại khu vực đường ngang để đảm bảo an toàn giao thông khu vực đường ngang, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và đảm bảo tầm nhìn cho người tham gia giao thông.

Mục đích chung: Phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và đảm bảo tầm nhìn cho người tham gia giao thông.

Ngoài ra, phạm vi dải đất bảo vệ hai bên hành lang đường sắt được xác định như sau:

  • 7 mét tính từ mép ngoài của ray trở ra đối với nền đường không đắp, không đào. 
  • 5 mét tính từ chân nền đường đắp.

Hệ thống đường sắt Việt Nam

Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:

a) Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;

b) Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận;

c) Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.

Thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt được quy định như sau:

a) Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh; đường sắt đô thị có nối ray hoặc chạy chung với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị;

b) Đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố, điều chỉnh; trường hợp đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố này.

Quy định mới về hành lang an toàn đường sắt

Hành lang an toàn giao thông đường sắt

Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau:

a) Đường sắt tốc độ cao: Trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép;

b) Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 03 mét.

Chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định 56/2018/NĐ-CP.

Chi tiết xác định hành lang an toàn giao thông đường sắt thực hiện theo quy định tại khoản 1 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 56/2018/NĐ-CP.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang

Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang được quy định như sau:

1. Người lái tàu ở vị trí của mình nhìn thấy đường ngang từ khoảng cách 1000 mét trở lên.

2. Đối với đường ngang không có người gác, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi ở cách đường ngang một khoảng cách bằng tầm nhìn hãm xe đối với cấp đường đó nhìn thấy đoàn tàu ở cách đường ngang ít nhất bằng tầm nhìn ngang của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ kể từ giữa chỗ giao.

3. Chi tiết xác định hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang thực hiện theo quy định tại khoản 5 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 56/2018/NĐ-CP.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt chạy gần, liền kề hoặc giao nhau khác mức với công trình đường bộ

Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt chạy gần, liền kề với công trình đường bộ:

a) Trường hợp có sự chồng lấn hành lang an toàn giao thông đường sắt với hành lang an toàn đường bộ, phải phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn giao thông đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn giao thông đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ;

b) Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc, ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn; nếu cao độ bằng nhau, ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt;

c) Khi xây dựng mới công trình gần, liền kề công trình đường sắt hiện hữu, phải bố trí công trình xây mới nằm ngoài phạm vi đất dành cho đường sắt. Trường hợp không thể bố trí công trình nằm ngoài phạm vi đất dành cho đường sắt, chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt, gửi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt và luồng đường thủy nội địa, luồng hàng hải chạy gần, liền kề nhau

Trường hợp đường sắt và luồng đường thủy nội địa, luồng hàng hải chạy gần, liền kề nhau, phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia.

Trường hợp có sự chồng lấn hành lang an toàn giao thông đường sắt với hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa hoặc phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Luồng đường thủy nội địa, luồng hàng hải không được chồng lấn vào hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Khi nạo vét, thanh thải luồng đường thủy nội địa, luồng hàng hải lân cận hành lang an toàn giao thông đường sắt không được ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt và lưới điện cao áp chạy gần nhau

Trường hợp đường sắt và lưới điện cao áp chạy gần nhau, phải bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt nằm ngoài hành lang lưới điện cao áp.

Trường hợp có sự chồng lấn hành lang an toàn giao thông đường sắt với hành lang lưới điện cao áp, phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Lưới điện cao áp không được chồng lấn vào hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Khi cải tạo, sửa chữa lưới điện cao áp lân cận hành lang an toàn giao thông đường sắt không được ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Quy định mới về hành lang an toàn đường sắt
Quy định mới về hành lang an toàn đường sắt

Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt đi gần công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Trường hợp đường sắt và công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia gần nhau, phải bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Khi cải tạo, sửa chữa công trình đường sắt không làm ảnh hưởng đến công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt đi gần công trình di tích lịch sử – văn hóa

Trường hợp công trình đường sắt và công trình di tích lịch sử – văn hóa nằm gần nhau, phải bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt nằm ngoài phạm vi bảo vệ và không ảnh hưởng đến di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trường hợp có sự chồng lấn hành lang an toàn giao thông đường sắt với phạm vi bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa, khi cải tạo, sửa chữa công trình đường sắt không làm ảnh hưởng đến công trình di tích lịch sử – văn hóa và thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Quy định mới về hành lang an toàn đường sắt”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; Tra cứu chỉ giới xây dựng; chia thừa kế nhà đất; tra cứu quy hoạch đất đai; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính như thế nào?

tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau:
– Đường sắt tốc độ cao: Trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép;
– Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 03 mét.

Cách tính chiều cao của hành lang an toàn giao thông đường sắt?

Quy định tại Khoản 2 ĐIều 16 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
Chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 56/2018/NĐ-CP.
Tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng không nhỏ hơn trị số sau:
– Đối với đường sắt khổ 1000 milimét là 5,3 mét;
– Đối với đường sắt khổ 1435 milimét là 6,55 mét;
– Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,7 mét;
– Đối với tuyến đường sắt đô thị là 6,3 mét áp dụng phương thức lấy điện trên cao; 4,3 mét đối với tuyến đường sắt đô thị áp dụng phương thức lấy điện từ ray thứ ba;
– Đối với các tuyến đường sắt hiện hữu đang khai thác không thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này, khi cải tạo, nâng cấp công trình vi phạm phạm vi bảo vệ đường sắt, chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.

Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt như thế nào?

Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt bao gồm:
a) Bảo đảm an toàn về người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt;
b) Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất hoạt động giao thông vận tải trên đường sắt;
c) Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống hành vi phá hoại công trình đường sắt và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt;
d) Các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông trên đường sắt và tại điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment