Những điểm được dừng đỗ trên cao tốc tại Việt Nam

by Ngọc Gấm
Những điểm được dừng đỗ trên cao tốc tại Việt Nam

Chào Luật sư, do mới chạy xe trên cao tốc lần đầu nên tôi không biết các điểm được cho phép dừng đỗ trên cao tốc. Thế nên Luật sư có thể cho tôi hỏi những điểm nào được dừng đỗ trên cao tốc tại Việt Nam được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong tương lai tại Việt Nam sẽ có rất nhiều tuyến đường cao tốc khác nhau, nên việc di chuyển trên cao tốc sẽ trên nên rất phổ biến. Tuy nhiên khi di chuyển phương tiện trên cao tốc nhiều người lại không biết những điểm xe ô tô được phép dừng đổ. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì những điểm được dừng đỗ trên cao tốc tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về những điểm được dừng đỗ trên cao tốc tại Việt Nam. CSGT mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Đường cao tốc là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông vận tải 2008 quy định về đường cao tốc như sau: 

– Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Quy định khi tham gia giao thông trên cao tốc tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 26 Luật Giao thông vận tải 2008 quy định về giao thông trên đường cao tốc như sau:

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùngtrên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

  • Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
  • Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
  • Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
  • Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùngphải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toànghi trên biển báo hiệu.

– Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

– Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Tốc độ tham gia giao thông tối đa trên cao tốc tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:

– Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

– Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

– Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

  • Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
  • Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
  • Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
  • Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
  • Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

– Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

  • Bên trái đường một chiều;
  • Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
  • Trên cầu, gầm cầu vượt;
  • Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
  • Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
  • Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
  • Nơi dừng của xe buýt;
  • Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
  • Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
  • Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
  • Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Những điểm được dừng đỗ trên cao tốc tại Việt Nam
Những điểm được dừng đỗ trên cao tốc tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc như sau:

– Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.

– Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe

Những điểm được dừng đỗ trên cao tốc tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Giao thông vận tải 2008 quy định về giao thông trên đường cao tốc như sau:

– Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

Như vậy theo quy định trên ta biết được xe ô tô chỉ được dừng đỗ trên cao tốc tại:

  • Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc;
  • Các khu vực được phép dừng xe như: Cây xăng; trạm dừng chân;
  • Trạm thu phí (có biển báo dừng xe);
  • Hoặc trong trường hợp khẩn cấp buộc phải dừng xe (phải có báo hiệu).

Dừng xe trên cao tốc sai quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

– Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Những điểm được dừng đỗ trên cao tốc tại Việt Nam đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là chia nhà đất sau ly hôn vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Ô tô dừng xe ở đoạn đường cong gây tai nạn giao thông thì mức phạt như thế nào?

Căn cứ vào quy định tại điểm d khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Người điều khiển xe ô tô dừng xe, đỗ xe trên đoạn đường cong là hành vi vi phạm (không đúng quy định) và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 4 này.
Bên cạnh đó hành vi vi phạm này gây tai nạn giao thông thì sẽ bị xử phạt theo Điểm a Khoản 7 Điều này, cụ thể:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông;
Như vậy việc ô tô dừng xe ở đoạn đường cong gây tai nạn giao thông thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Có vi phạm pháp luật khi đậu xe trước cửa nhà người khác mà không xin phép?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó có lỗi về dừng đỗ xe như sau:

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với trường hợp:
Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

Đậu xe ô tô bên lề phải đường cong thì có bị tước bằng lái không?

Theo quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:  Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong


– Ngoài ra, Điểm b Khoản 11 cũng quy định trường hợp vi phạm theo Điểm d Khoản 4 Điều này thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like