Phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét để không bị phạt?

by Thúy Duy

Chào CSGT, hôm qua khi tôi đang trên đường từ công ty để về nhà và gặp một trường hợp, xe máy rẽ phải mà không bật xi nhan khiến cho người lưu thông phía sau bị quẹt vào. May mà không nguy hiểm đến tính mạng của cả hai. Vậy việc bật xi nhan trước bao nhiêu mét mới là an toàn và không bị thổi phạt? Xin được tư vấn.

Chào bạn, đèn xi nhan là một thành phần rất quan trọng trên xe máy cũng như xe ô tô. Công dụng chính của đèn xi nhan hay còn gọi là đèn báo rẽ là để báo hiệu cho các phương tiện cùng tham gia lưu thông biết được chúng ta chuẩn bị rẽ hướng. Việc phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét để không bị phạt? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Tại sao phải bật xi nhan?

Bật đèn xi nhan là một hành động tuy đơn giản nhưng nếu không thực hiện thì vô hình chung sẽ gây khó khăn cho các phương tiện cùng lưu thông hoặc thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Do đó, mỗi người điều khiển xe máy, ô tô hãy cố gắng tạo cho bản thân thói quen bật đèn xi nhan khi cần. Hành động này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe mà còn hạn chế va chạm với những  phương tiện lưu thông cùng, đồng thời góp phần cải thiện bộ mặt văn hóa giao thông nước ta.

Những trường hợp phải bật đèn xi nhan

  • Chuyển làn đường
  • Chuyển hướng xe rẽ phải, rẽ trái, quay đầu
  • Vượt xe khác kết hợp với nháy pha và còi.
  • Cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đậu xe

Đó là theo quy định của pháp luật về An Toàn Giao Thông, ngoài ra trong quá trình tham gia giao thông, còn có những trường hợp nên bật đèn xi nhan để đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp việc lưu thông trên đường thuận tiện hơn.

  • Khi đi qua vòng xuyến: Về cơ bản theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” nghĩa là khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi thì xi nhan phải.
  • Khi lùi vào chỗ ghép xe (đỗ song song) có cần bật đèn xi nhan? Tuy không có quy định cụ thể, nhưng cần vận dụng luật và vì an toàn cho mọi người, nên bật xi nhan bên phía xe sẽ lùi vào. Như vậy, những người đi đường khác sẽ biết để tránh hoặc nhường đường. Một số bác tài dùng cách bật đèn khẩn cấp (hazard), nhưng như vậy là không đúng bản chất của đèn này
  • Khi đi theo đường cong có phải bật xi nhan không? Câu trả lời là không. Nhiều người đã từng bị phạt oan lỗi này. Nhưng rất may gần đây, Thượng tá Trần Thanh Trà – Trưởng phòng CSGT Tp.HCM đã giải thích rõ.
  • Khi lùi theo đường cong, chẳng hạn như lùi vào hẻm, ngõ: phải bật tín hiệu như khi tiến vì lúc đó các bác muốn chuyển hướng xe.
  • Đi qua ngã 3 chữ T: Nếu rẽ phải, rẽ trái thì không nói làm gì: đương nhiên phải bật xi nhan trước khi rẽ. Nhưng nếu đi thẳng theo đỉnh chữ T thì có cần xi nhan không? Thiết nghĩ là không (kể cả khi tên đường thay đổi sau ngã 3). Rõ ràng khi đó xe không có chuyển hướng, mà vẫn đang đi thẳng. Trường hợp này tương tự như khi đi thẳng qua ngã tư, đâu cần bật đèn tín hiệu!
  • Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường, Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.

Phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét để không bị phạt?

Người điều khiển phương tiện nên bật xi nhan trước khoảng 25-30 mét, sau khi rẽ xong nên duy trì thêm 5-10 mét ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt xi nhan. Do đó, những người đi gần đó sẽ biết lúc nào xe sắp đổi hướng, và lúc nào đã đổi hướng xong. Thêm nữa, để đảm bảo đèn xi nhan luôn hoạt động tốt thì cần được kiểm tra định kỳ và sửa chữa ngay nếu có vấn đề. Lưu ý là phải bật đúng đèn theo hướng rẽ, đừng bật bên trái mà rẽ bên phải.

Nếu người tham gia giao thông bật đèn xi nhan với khoảng cách lớn hơn, mặc dù không phạm luật nhưng sẽ gây cản trở cho những người khác trên đường. Nếu bật xi nhan ở khoảng cách ngắn hơn, đột ngột thì những người điều khiển phương tiện xung quanh sẽ không kịp nhường đường cho xe của bạn.

Như vậy, việc bật xi nhan trước khi rẽ hay chuyển làn để đảm bảo an toàn cho bản thân và còn cho cả những người lưu thông trên đường nữa. Và giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét để không bị phạt?
Phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét để không bị phạt?

Bật xi nhan sai quy định bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành quy định, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải bật đèn tín hiệu xi nhan khi chuyển hướng, chuyển làn.

Nếu người điều khiển phương tiện không thực hiện sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Đối với ô tô:

  • Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng).
  • Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).
  • Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 01 – 03 tháng (trước đây phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng).

Đối với xe máy:

  • Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng).
  • Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng).

Cần phân biệt đèn xi nhan với đèn cảnh báo nguy hiểm

Hai loại đèn này có chức năng hoàn toàn khác nhau, tuy điều dùng cùng 1 loại đèn.

Đèn cảnh báo nguy hiểm có hình tam giác màu đỏ trên tap-lô, tiếng Anh gọi là hazard light. Đèn này dùng để cảnh báo các phương tiện xung quanh nếu xe gặp sự cố không đi nhanh được, phải dừng ở nơi cấm dừng, hoặc cảnh báo có nguy hiểm khi xe ô tô buộc phải dừng vì nhiều nguyên nhân khác nhau trên đường như nổ vỏ, hư hỏng (hỏng điện thì đèn không thể bật được),.. Tuyệt nhiên, đèn cảnh báo không phải để xi nhan khi muốn đi thẳng qua ngã tư đâu nhé.

Khi qua ngã tư hoặc đi thẳng trong điều kiện bình thường mà bật đèn hazard, những người khác đi bên cạnh xe không nhìn thấy đèn phía kia, tưởng các bác xin rẽ, lại phải nhường đường. Vậy muốn đi thẳng, thì quan sát đường mà đi, nhớ không bật xi nhan hazard.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét để không bị phạt?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, hồ sơ giải thể công ty tnhh 1 thành viên, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Không bật xi nhan xe máy kéo, xe máy chuyên dùng thì phạt bao nhiêu?

Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nếu phạm lỗi không xi nhan, người điều khiển phương tiện có thể bị giữ giấy tờ trong một vài trường hợp cụ thể:
Đối với xe máy: Người điều khiển khi mắc lỗi xi nhan sẽ không bị tước giấy phép lái xe nhưng có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe. 
Đối với ô tô: Tùy trường hợp, mức độ nghiêm trọng do lỗi không xi nhan gây ra, người điều khiển có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp vượt xe không xi nhan hoặc chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi nhan báo hiệu trước sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Đèn xi nhan báo khẩn cấp của xe có được gọi là đèn đi thẳng không?

Đèn xi-nhan khẩn cấp không được coi là xi-nhan đi thẳng vì nó được hiểu theo mục đích nêu trên. Hiện nay theo Luật giao thông đường bộ vẫn chưa chi tiết về vấn đề xi-nhan đi thẳng, mà chi quy định về chuyển hướng xe đi ( Khoản 1 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định : Khi muốn chuyển hướng người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ) mà trong bài thi sát hạch cũng có nêu khi qua ngã tư không cần bật đèn khẩn cấp, khi nào có tình huống khẩn cấp ta mới sử dụng tín hiệu ưu tiên, cảnh báo cho những xe đi sau biết xe đi trước gặp sự cố, còn qua ngã 3 ngã 4 đi hướng nào để tín hiệu đèn hướng đó, vào vòng xoay thì đi 2 lần đèn xi-nhan ôm vòng xoay1 lần và rẽ theo hướng 1 lần. Vấn đề này đang gây tranh cãi đối với người tham gia giao thông. Vì vậy việc cảnh sát giao thông bắt bạn về lỗi không xi-nhan đi thẳng là sai, thiếu căn cứ pháp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment