Phân tích Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ

by Thúy Duy

Hiện nay, Luật giao thông đường bộ 2008 là văn bản luật đang có hiệu lực thi hành. Luật giao thông đường bộ 2008 ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Tuy nhiên, không phải ai nắm rõ và hiểu các quy định tại luật này, trong đó có Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008. Vậy sau đây xin mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Khái quát luật giao thông đường bộ

Nhận thức rõ vai trò của các quy tắc giao thông đường bộ đối với việc đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, Nhà nước Việt Nam sớm nghiên cứu và ban hành Luật giao thông đường bộ. Ngày 29 tháng 6 năm 2001, Luật giao thông đường bộ đầu tiên của Việt Nam đã ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng.

Đến nay, Luật giao thông đường bộ 2008 là văn bản luật đang có hiệu lực thi hành. Luật giao thông đường bộ 2008 ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

Luật giao thông đường bộ quy định về quy tắc giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Luật này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phân tích Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ

Khoản 1, điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“ Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái”.

 Căn cứ Khoản 1, Điều 58, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định đối với người lái xe tham gia giao thông:

Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấpp. Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.

Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường đi bộ.

Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Người đủ độ tuổi tham gia giao thông bao gồm: người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50m3 ; người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);  người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Người lái xe tham gia giao thông phải đảm bảo đủ sức khỏe (Căn cứ tại Phụ lục số 1, Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe).

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại xe như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Xe máy có dụng tích xi-lanh dưới 500cc không cần giấy phép lái xe, thì người lái xe này cần phải tuân thủ các quy định về độ tuổi, sức khỏe và các quy định khác về giao thông đường bộ theo luật giao thông đường bộ năm 2008.

Đối với xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc  thì sẽ có bằng lái xe hạng A1; đối với xe mô tô 2 bánh không giới hạn dung tích xi-lanh sẽ có bằng lái xe hạng A2; đối với xe mô tô 3 bánh, xa la, xe xích lô máy và các loại xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc  sẽ có bằng lái xe hạng A3; các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000kg sẽ có bằng lái xe hạng A4; các xe ô tô 9 chỗ (kể cả người lái), xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg, máy kéo 1 rơ- moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 sẽ có bằng lái xe hạng B1…

Xử phạt hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông

Phân tích Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ
Phân tích Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ

Những người không có đủ các điều kiện trên điều khiển xe tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật.

Căn cứ điểm đ, khoản 5, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”

Điểm h, khoản 8, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

“h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

Trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

– Người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

+ Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Phân tích Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, quản lý mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Công an huyện có được bắt giữ phương tiện giao thông không?

Công an giao thông cấp huyện được quyền về đường ở xã trong phạm vi địa giới hành chính để thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông theo quyết định phân công, phân cấp của Giám đốc Công an cấp tỉnh mà không phụ thuộc vào việc thực hiện hoạt động đó có sự tham gia có mặt của Công an xã đó hay không.

Các giấy tờ cần mang theo khi lái xe?

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ theo quy định tại khoản 2, điều 58, Luật giao thông đường bộ 2008.
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông buộc người lái xe phải mang các loại giấy tờ trên bản chính. Ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực.

Đang chờ cấp bằng có được lái xe và có bị xử phạt không?

Nếu chưa nhận được bằng lái xe mà điểu khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử lý với lỗi không mang hoặc không có Giấy phép lái xe tùy trường hợp:
– Nếu thời gian ghi trên bằng lái xe được cấp trước thời gian bị lập biên bản – Lỗi không mang Giấy phép lái xe;- Nếu thời gian ghi trên GPLX được cấp sau thời gian lập biên bản – Lỗi không có Giấy phép lái xe.
Cụ thể, mức phạt 02 lỗi này đối với ô tô như sau:
– Không mang Giấy phép lái xe, theo điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng;
– Không có Giấy phép lái xe, theo điểm b khoản 7, khoản 8 Điều 21 Nghị định 46/2016: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng.
Như vậy, nếu chưa được nhận Giấy phép lái xe mà điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì đều sẽ bị xử phạt, tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment