Phạt chậm bao lâu thì có thông báo?

by Ngọc Gấm
Phạt chậm bao lâu thì có thông báo?

Chào CSGT, Khi vi phạm lỗi tham gia giao thông; và cảnh sát giao thông phát hiện; bên cạnh việc tiến hành lập biên bản ghi nhận lại sự việc thì CSGT sẽ tiến hành phạt tiền. Tôi được biết có 02 hình thức đóng phạt tiền một là đóng phạt trực tiếp; hai là đóng phạt tại kho bạc nhà nước. Trong trường hợp tôi lựa chọn nộp tại kho bạc và quên nên phạt; phạt chậm bao lâu thì có thông báo? vậy luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Đôi khi vì rất nhiều lý do khác nhau khiến cho ta quên mất đi việc đóng phạt những lỗi xử phạt vi phạm hành chính. Để phía người vi phạm nhớ đóng số tiền mà mình đã phạm phải thì phía cơ quan có thẩm quyền sẽ ra những thông báo về phạt lỗi đóng chậm để nhắn nhở đồng thời kèm theo hình thức xử phạt.

Để có thể giải đáp thắc mắc về vấn đề phạt chậm bao lâu thì có thông báo?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Phạt lỗi tham gia giao thông là gì?

Phạt lỗi tham gia giao thông là việc xử phạt những hành vi trái pháp luật giao thông do chủ thể tham gia giao thông có năng lực hành vi thực hiện; có lỗi; và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

Theo quy định mới nhất, CSGT sẽ căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP để xác định lỗi và xử phạt những hành vi trái pháp luật khi tham gia giao thông.

Thời gian đóng phạt lỗi vi phạm giao thông

– Theo quy định, các cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

– Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần: Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.

– Trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

– Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

Trường hợp cá nhân; tổ chức bị xử phạt khiếu nại; khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật XPVPHC. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Phạt chậm bao lâu thì có thông báo?
Phạt chậm bao lâu thì có thông báo?

Mất bao lâu mới không được coi là đã vi phạm lỗi tham gia giao thông?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 trả lời như sau:

– Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lỗi tham gia giao thông là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt về lỗi tham gia giao thông có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi tham gia giao thông, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, nếu bạn bị lập biên bản xử phạt về lỗi tham gia giao thông thì thời hạn thi hành quyết định sẽ 01 năm và sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành hình phạt cảnh cáo hoặc 01 năm đối với hình phạt khác như hình phạt tiền thì bạn sẽ được xem như chưa từng vi phạm lỗi tham gia giao thông.

Phạt chậm bao lâu thì có thông báo?

Phạt chậm bao lâu thì có thông báo? Theo quy định; người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân; tổ chức bị xử phạt; và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp; cơ quan tư pháp địa phương.

– Và cũng theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Thông tư 153/2013 của Bộ Tài chính quy định quá thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính; mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt; thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

  • Cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân; tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Trong trường hợp; nếu người vi phạm thuộc trường hợp được phép đóng phạt nhiều lần (mức phạt trên 15 triệu đối với cá nhân; có khó khăn về kinh tế được UBND cấp xã xác nhận); thì sẽ được nộp phạt trong thời hạn 6 tháng.

Như vậy dựa theo định trên khi bạn nộp phạt chậm quá quy định thì sẽ không có bất kỳ thông báo nào được đưa ra cả mà sẽ là một quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quá thời hạn này thì không thi hành quyết định cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.

  • Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao;
  • Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định thì được coi là quyết định đã được giao. Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.

– Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

– Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Đường CT.01 có cho xe máy chạy không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Đăng ký hộ kinh doanh của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?

Nếu không may có làm mất biên bản xử phạt ;thì chúng ta vẫn có nghĩa vụ phải nộp phạt. Vì thời hạn nộp phạt là 10 ngày kể từ ngày vi phạm. Vì thế, người vi phạm phải lưu ý thời hạn này để tới cơ quan cảnh sát giao thông thực hiện thủ tục nộp phạt dù không có biên bản.
Về vấn đề biên bản bị mất; vì luật không quy định cụ thể phương hướng giải quyết đối với những trường hợp này. Do vậy, tùy từng nơi sẽ có những cách xử lý khác nhau. Nếu chẳng may gặp phải những cơ quan cảnh sát giao thông làm việc “cứng nhắc”. Người có thẩm quyền sẽ bắt người làm mất biên bản phải tới cơ quan công an tại phường, xã làm đơn báo mất. Sau đó mới chịu cấp lại biên bản xử phạt cho người vi phạm.
Còn nếu may mắn, gặp được những cán bộ có thẩm quyền “dễ tính”; có thể xử lý linh động thì quả là điều may mắn. Điều này có cơ sở bởi lẽ; những thông tin về lỗi vi phạm đã đều được ghi rõ tại biên bản xử phạt mà cơ quan công an đang lưu giữ. Vì thế khi đối chiếu những giấy tờ như CMND; hoăc căn cước công dân nếu thấy tương thích thì cán bộ có thẩm quyền hoàn toàn có thể cấp lại biên bản xử phạt mới để người vi phạm tới kho bạc nộp phạt.

Cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi gì?

Khoản 3 Điều 74 Nghị định 100, sửa đổi bởi điểm b khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP CSCĐ sẽ được xử lý những lỗi vi phạm:
Điểm đ, g khoản 1; điểm g, h khoản 2; điểm b, d, đ, e, k, r, s khoản 3; điểm b, d, đ, g, i khoản 4; điểm b, c khoản 5; điểm b, c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;
Điểm g, n khoản 1; điểm a, đ, h, l khoản 2; điểm b, c, d, đ, e, i, k, m, n, o khoản 3; điểm b, d, e, g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;”;

Điểm b, c, d, đ, e, g, h khoản 2; điểm b, d khoản 3; điểm b, c, đ, e, g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

Điểm c, đ, e, g, h, k, l, m, n, o, p, q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);
Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 4a, khoản 5 Điều 15;
Điều 18, Điều 20;
Điểm b khoản 3; điểm a, b, c, đ, e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7a Điều 23;”;
Điều 26, Điều 29;
Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.

Chủ phương tiện cho mượn xe có bị phạt nguội không ?

Theo Khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019, trong trường hợp chủ xe không hợp tác; hoặc không giải trình, chứng minh được người khác lái xe vi phạm lỗi đó; thì sẽ phải nộp phạt theo quy định. 
Chủ xe là cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện. 
Theo Khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019, trong trường hợp chủ xe không hợp tác; hoặc không giải trình, chứng minh được người khác lái xe vi phạm lỗi đó; thì sẽ phải nộp phạt theo quy định. 
Chủ xe là cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện. 

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment