Quy định của pháp luật về làn xe thô sơ như thế nào?

by Sao Mai
Quy định của pháp luật về làn xe thô sơ như thế nào

Chào CSGT, tôi mới lần đầu đi xe máy gần đây bị CSGT phạt vì lỗi đi vào làn đường của xe thô sơ. Cho tôi hỏi Làn xe thô sơ là gì? Lỗi đi vào làn xe thô sơ bị phạt như thế nào? Mong CSGT tư vấn và giải đáp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về làn xe thô sơ. CSGT mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Xe thô sơ là gì?

Theo Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

“ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.”

Như vậy, xe thô sơ còn được gọi là phương tiện giao thông thô sơ đường bộ bao gồm xe đạp, xe xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo,…

Quy định về Làn đường xe thô sơ như thế nào?

Theo Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về sử dụng làn đường như sau:

“Điều 13. Sử dụng làn đường

1.Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2.Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3.Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Trên đường một chiều có vạch kẻ và có các trục treo biển chỉ dẫn phân làn đường thì vị trí để xe thô sơ di chuyển là trên làn đường bên phải phía trong cùng. Sau đó là đến xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Cuối cùng là phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Với những quy định trên, ta có thể thấy trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông muốn rẽ phải, nhưng lại đi vào phần đường dành cho các phương tiện đi thẳng, là bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ, kể cả khi có bật xi-nhan xin rẽ phải.

Quy định về Vạch kẻ đường phân làn đường xe thô sơ như thế nào?

Quy định của pháp luật về làn xe thô sơ như thế nào?
Quy định của pháp luật về làn xe thô sơ như thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ quy định: Trong trường hợp vạch kẻ đường được sử dụng độc lập thì tất cả những người tham gia giao thông phải có trách nhiệm tuân thủ theo nội dung của vạch kẻ đường. Nếu vạch kẻ đường được sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì điều này có nghĩa người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của tất cả, bao gồm vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu đúng theo thứ tự quy định.

Thông thường thì ta sẽ có hai loại vạch kẻ đường quen thuộc như sau:

  • Vạch đứt khúc trắng: Đây là vạch được kẻ theo chiều dọc, nó có tác dụng phân chia làn đường. Trong trường hợp vạch ở đầu đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.
  • Vạch liền trắng: Đây cũng là vạch kẻ dọc được dùng để phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc còn có thể để qui định giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Trong trường hợp vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng.

Ngoài ra, còn có các biển báo chỉ dẫn làn đường giúp tài xế tránh đi nhầm làn đường. Trong đó có hai loại biển báo thông dụng đó là: biển báo trên giá long môn và biển báo đặt trên các trụ đỡ.

Biển báo đặt trên các trụ đỡ: Loại biển báo này sẽ được đặt trên các tuyến đường với mục đích thông báo lại, nhắc lại người tham gia giao thông  các thông tin, quy định về làn đường dành cho họ. Có đường 4 làn và đường 3 làn, tương đương với hai loại đường này là những chiếc biển chỉ dẫn cụ thể:

  • Làn đường thứ nhất là làn đường dành riêng cho xe ô tô.
  • Làn đường thứ 2 là làn đường dành cho xe ô tô và xe máy. Có nghĩa là cả ô tô và xe máy sẽ được đi trong làn đường này.
  • Làn đường thứ 3 và thứ 4 là làn đường nằm về phía bên phải của đường, dành cho các phương tiện xe máy và xe thô sơ.

Biển báo chỉ dẫn được lắp trên các giá long môn: Những biển báo này sẽ được đặt tại đầu mỗi tuyến đường, ở vị trí cao để người lái xe có thể dễ dàng quan sát. Các biển chỉ dẫn này có mục đích để thông báo cho người tham gia giao thông biết làn đường nào là làn đường dành cho họ để tránh vi phạm luật giao thông.

Mức xử phạt đi sai làn đường của các loại xe cơ giới, thô sơ?

Đối với xe ôtô, các loại xe tương tự xe ôtô

– Theo Điểm đ Khoản 5 Điều 5 Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Người điều khiển ôtô có hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng theo điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

– Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng theo Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và tước bằng lái xe từ 2 – 4 tháng.

Đối với môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

– Theo điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).

– Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường mà gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng theo điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

– Theo Điểm c Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng .

– Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng theo Điểm a Khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng theo điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP .

Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện, người điều khiển xe thô

Căn cứ Điểm a và c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường quy định.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định của pháp luật về làn xe thô sơ như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, tạm dừng công ty; Thủ tục tặng cho nhà đất, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn, chia thừa kế nhà đất, thừa kế đất hộ gia đình … .

Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xe đạp đỗ xe trên cầu gây cãn trở giao thông bị phạt như thế nào?

Căn cứ Điểm k Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định mức phạt đối với xe đap khi “để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông” sẽ bị phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng

Xe thô sơ đi vào đường cao tốc được không? Nếu không thì mức phạt này quy định như thế nào?

Đường cao tốc là đường dành riêng cho một vài xe cơ giới có thể di chuyển với tốc độ cao. Theo pháp luật quy định Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ đi vào đường cao tốc theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Xe thô sơ tham gia giao thông phải đáp ứng những điều kiện gì?

Theo Điều 56 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ như sau:
“Điều 56. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ
1. Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.”
Như vậy, xe thô sơ tham gia giao thông phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment