Lãng tai có thi bằng B1 được hay không?

by Ngọc Gấm
Lãng tai có thi bằng B1 được hay không?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc lãng tai có thi bằng B1 được hay không? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Để có thể lái được Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg bạn phải có bằng lái xe B1. Vậy câu hỏi đặt ra là lãng tai có thi bằng B1 được hay không?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc lãng tai có thi bằng B1 được hay không?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

ơ sở pháp lý

Các loại bằng lái xe theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:

– Hạng A1 cấp cho:

  • Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  • Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

– Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

– Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

– Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.

– Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

– Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

– Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

– Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

– Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

– Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

  • Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
  • Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
  • Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
  • Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

– Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.

Lãng tai có thi bằng B1 được hay không?

Lãng tai có thi bằng B1 được hay không? Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về bảng tiêu chuẩn sức khỏ của người lái xe tại số thứ tự số 4 quy định về tiệu chuẩn tai mũi họng như sau:

SỐ TTCHUYÊN KHOATIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NGƯỜI LÁI XE Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng
NHÓM 1 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1)NHÓM 2 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B1)NHÓM 3 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE)
IVTAI – MŨI – HỌNG  Thính lực ở tai tốt hơn: – Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính); – Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính).

Như vậy thông qua quy định trên ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi lãng tai có thi bằng B1 được hay không? Câu trả lờicho câu hỏi lãng tai có thi bằng B1 được hay không như sau: Do theo quy định về bảng tiêu chuẩn sức khỏ của người lái xe hạng B1 không có yêu cầu quy định về điều kiện sức khoẻ tai mũi họng cho nên người bị lãng tai vẫn thi được bằng lái xe hạng B1.

Lãng tai có thi bằng B1 được hay không?
Lãng tai có thi bằng B1 được hay không?

Quy định về đào tạo lái xe hạng B1 tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo lái xe các hạng B1 được sủa đổi bổ sung tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT như sau:

– Hạng B1:

  • Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
  • Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);

– Các môn kiểm tra: Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

SỐ TTNỘI DUNGĐƠN VỊ TÍNHHẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Hạng B1
Học xe số tự độngHọc xe số cơ khí
1Pháp luật giao thông đường bộgiờ9090
2Cấu tạo và sửa chữa thông thườnggiờ88
3Nghiệp vụ vận tảigiờ
4Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.giờ1414
5Kỹ thuật lái xegiờ2020
6Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thônggiờ44
7Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tôgiờ340420
Trong đóTổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập láigiờ325405
Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái)giờ1515
8Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tôgiờ6884
a)Số giờ thực hành lái xe/01 học viêngiờ6581
Trong đóSố giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viêngiờ4545
Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viêngiờ2036
b)Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viêngiờ33
9Số giờ học/01 học viên/khóa đào tạogiờ204220
10Tổng số giờ một khóa đào tạogiờ476556

b) Tổng thời gian khóa đào tạo

SỐ TTNỘI DUNGĐƠN VỊ TÍNHHẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Hạng B1
Học xe số tự độngHọc xe số cơ khí
1Ôn và kiểm tra kết thúc khóa họcngày34
2Số ngày thực họcngày59,569,5
3Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảngngày1415
4Cộng số ngày/khóa đào tạongày76,588,5

c) Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái: Hạng B1 là 05 học viên.

d) Quy định về số km học thực hành lái xe

SỐ TTNỘI DUNGĐƠN VỊ TÍNHHẠNG GIY PHÉP LÁI XE
Hạng B1
Học xe số tự độngHọc xe số cơ khí
1Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viênkm290290
2Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viênkm710810
Tổng số km thực hành lái xe/01 học viênkm10001100

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Lãng tai có thi bằng B1 được hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Thủ tục tặng cho nhà đất của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Giấy phép lái xe nào không thời hạn?

Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
– Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
– Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
-Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

Có thể thi bằng lái xe B1 khi bị tật một chân không?

Theo đó Số thứ tự VII Nhóm 2 Phụ lục 1 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định người có tình trạng bệnh, tật sau thì không đủ điều kiện:
Đối với bằng lái xe hạng B1: Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
Như vậy, nếu bị tật một chân những chân đó chưa bị giảm chức năng thì vẫn đủ điều kiện thi bằng lái xe B1.

Có được thi bằng lái xe hạng B1 khi bị đục thủy tinh thể không?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục số 1 Bản tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:
Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng: Đối với bằng lái xe hạng B1 thì:
Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính);
Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
Như vậy, khi bị đục thủy tinh thể thì bạn sẽ không đủ điều kiện tham gia thi lấy bằng lái xe hạng B1.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment