Luật giao thông đường thủy nội địa 2022 có hiệu lực từ bao giờ?

by Thanh Loan
Luật giao thông đường thủy nội địa 2022 có hiệu lực từ bao giờ

Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH 2019 Luật giao thông đường thuỷ nội địa được ban hành ngày 05/07/2019. Để tìm hiểu về nội dung của văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH 2019 Luật giao thông đường thuỷ nội địa. CSGT mời bạn đọc theo dõi bài viết “Luật giao thông đường thủy nội địa 2022 có hiệu lực từ bao giờ?” của chúng tôi nhé.

Tình trạng pháp lý

Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH 2019 Luật giao thông đường thuỷ nội địa

Số hiệu:16/VBHN-VPQHLoại văn bản:Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành:Văn phòng quốc hộiNgười ký:Nguyễn Hạnh Phúc
Ngày ban hành:05/07/2019Ngày hợp nhất:05/07/2019
Ngày công báo:05/09/2019Số công báo:Từ số 731 đến số 732
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Ngày 17/06/2014 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa (ĐTNĐ), đáng chú ý là những quy định dưới đây:Luật sửa đổi đã cấm giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông ĐTNĐ.

Nồng độ cồn tối đa cho phép khi điều khiển phương tiện hạ xuống còn 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở.

Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 – 15 tấn phải có GCN đăng ký phương tiện thủy nội địa; ghi rõ số lượng người được phép chở…

Luật còn thay đổi điều kiện dự thi nâng hạng GCN khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, theo đó giao cho Bộ GTVT quy định thời gian làm việc tối thiểu để được thi nâng hạng.

GCN này có thời hạn 05 năm; phân thành 03 hạng đối với chuyên môn máy trưởng và 04 hạng đối với chuyên môn thuyền trưởng.

Luật giao thông ĐTNĐ sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015.

Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi cụ thể mới nhất 2020 tiếp tục đưa ra những nguyên tắc kiểm soát, giám sát chặt chẽ trong lĩnh vực hoạt động giao thông đường thủy, việc tìm kiếm cứu nạn cứu hộ các phương tiện đường thủy nội địa, trách nhiệm nghĩa vụ của bên được cứu hộ và bên được cứu hộ trong giao thông đường thủy nội địa. Hiện nay, do tình trạng tắc trách của nhiều thuyền viên, thuyền trưởng, chủ thuyền nên tai nạn giao thông trên đường thủy nội địa xảy ra ngày càng nhiều mà chủ yếu là do kết cấu hạ tầng phương tiện không đảm bảo, không chắc chắn. Vì vậy, việc hoạch định luật rõ ràng mọi điều khoản luật từ Quốc hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công tác kiểm tra của cơ quan ban ngành Nhà nước sau này.

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa được quy định tại Điều 4 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004:

Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật.

Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, bảo đảm quốc phòng, an ninh. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo hướng hiện đại, đồng bộ về luồng, tuyến, cảng, bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ hàng hóa; bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển vận tải đường thủy nội địa phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.

Quản lý hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp.

Luật giao thông đường thủy nội địa 2022 có hiệu lực từ bao giờ
Luật giao thông đường thủy nội địa 2022 có hiệu lực từ bao giờ

Tải xuống luật giao thông đường thủy nội địa 2022

Có các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa?

Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Khoản 2 Điều này cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

– Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn có thời hạn;

– Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Khoản 4 Điều này có quy định Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II Nghị định này, bao gồm:

– Buộc phá dỡ nhà, nhà nổi, công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại vi phạm;

– Buộc trục vớt, thanh thải vật chuông ngại theo quy định;

– Buộc di chuyển súc vật, phương tiện, cây, đồ vật, lều, quán, tre, gỗ vi phạm;

– Buộc dỡ bỏ, di dời, thu hẹp ngư cụ, dụng cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản vi phạm;

– Buộc thực hiện đăng kiểm theo quy định đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm tự ý hoán cải; trường hợp phần hoán cải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra không thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật theo quy định thì buộc phải phá dỡ;

– Buộc nộp lại các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động này;

– Buộc đưa hành khách, xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô, hàng hóa vượt quá số lượng, sức chở hoặc không được phép chở lên khỏi phương tiện;

– Buộc xếp hàng hóa theo đúng quy định.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Luật giao thông đường thủy nội địa 2022 có hiệu lực từ bao giờ?”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn biết thêm kiến thức để sử dụng trong cuộc sống và công việc. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, sang tên nhà đất, tách sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất công chứng, Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà, đất… của chúng tôi

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Cảnh sát viên Cảnh sát biển

Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Nghị định 139/2021/NĐ-CP Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển

Căn cứ Khoản 2 Điều 50 Nghị định 139/2021/NĐ-CP Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 3.750.000 đồng.

Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển

Căn cứ Khoản 4 Điều 50 Nghị định 139/2021/NĐ-CP Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment