Quy định về đất cây xanh sử dụng công cộng

by Ngọc Trinh
Đất cây xanh sử dụng công cộng

Với cuộc sống ngày càng phát triển thì đời sống của nhân dân ngày càng được Nhà nước chú trọng hơn. Một trong số đó là việc bảo vệ môi trường, không khí xanh cho mọi người sống trong bầu không khí đó. Vì vậy Nhà nước cũng sử dụng nhiều phần đất để trồng cây xanh và phần đất cây xanh đó là sử dụng cho mọi người, là của chung của công cộng. Vậy có những quy định pháp luật như thế nào về phần đất này? Sau đây chúng ta hãy cùng CSGT đi tìm hiểu vấn đề “Đất cây xanh sử dụng công cộng” nhé!

Căn cứ pháp lý

Đất có được sử dụng để trồng cây xanh công cộng không?

Theo Điều 2 Luật đất đai 2013 thì cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật đất đai 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”.

Như vậy, Nhà nước sẽ có quyền hạn và trách nhiệm thực hiện quy hoạch sử dụng để phát triển kinh tế – xã hội cũng như là bảo vệ môi trường. Có thể thấy đất đai có thể được quy hoạch để trồng cây xanh công cộng.

Tuy nhiên không phải cứ thích là quy hoạch, thích là sử dụng đất một cách bừa bãi và tùy tiện. Vì vậy Nhà nước đưa ra quy định pháp luật về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

  • Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
  • Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
  • Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị như sau:

  • Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
  • Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
  • Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.
  • Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
  • Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 của Nghị định này.
Đất cây xanh sử dụng công cộng
Đất cây xanh sử dụng công cộng

Quy định pháp luật về quy hoạch đất cây xanh sử dụng công cộng như thế nào?

Nguyên tắc để quy hoạch đất cây xanh sử dụng công cộng như sau:

  •  Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
  • Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
  • Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
  • Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Dân chủ và công khai.
  • Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
  • Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất cây xanh công cộng là gì?

Theo quy định tại Điều 170 Luật đất đai quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất như sau:

  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  • Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Như vậy, có thể thấy nghĩa vụ chung của người sử dụng đất cây xanh công cộng là tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên vườn hoa đô thị như thế nào?

Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa đô thị được lập làm cơ sở để lập dự án đầu tư cây xanh, công viên – vườn hoa.

Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:

  • Phạm vi, ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch;
  • Các chỉ tiêu cơ bản về đất đai và hạ tầng kỹ thuật;
  • Các yêu cầu và nguyên tắc thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật và lựa chọn loại cây trồng phù hợp;
  • Thành phần hồ sơ đồ án.

Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:

  • Phân tích, đánh giá hiện trạng khu vực lập quy hoạch; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan;
  • Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật;
  • Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất trong công viên – vườn hoa: phân khu chức năng, quy định về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất;
  • Lựa chọn cụ thể chủng loại cây xanh thích hợp, đảm bảo quy định về tiêu chuẩn cây trồng;
  • Thiết kế kiến trúc cảnh quan cây xanh, công viên – vườn hoa;
  • Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong công viên – vườn hoa.

Hồ sơ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:

  • Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất; bản đồ hiện trạng (kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật); bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan (vị trí, hình thức bố cục cây xanh …); các bản vẽ minh hoạ; bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật; danh mục các chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng;
  • Thuyết minh tổng hợp và các văn bản pháp lý liên quan.

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa trên địa bàn theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đất cây xanh sử dụng công cộng”.  Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đem đến sẽ giải đáp được mọi thắc mắc cho quý khách hàng của csgt. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý thủ tục hiến đất làm đường, bồi thường khi bị thu hồi đất,…cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Có mấy loại đất cây xanh sử dụng công cộng?

– Đất cây xanh đô thị
– Đất cây xanh đơn vị ở
– Đất cây xanh chuyên đề
– Đất cây xanh cách lý
– Đất trung tâm TDTT.

Có được bán đất quy hoạch cây xanh không?

Trường hợp đất quy hoạch cây xanh của bạn thuộc diện quyết định thu hồi để làm dự án hoặc đất có tranh chấp, chưa thừa kế thì sẽ không được phép sang tên chuyển nhượng.

Bảo vệ cây xanh trên đất sử dụng công cộng ở đô thị như thế nào?

– Cây xanh đô thị phải được giữ gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên
– Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh trong đô thị đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý để có biện pháp xử lý.
– Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm về cây xanh đô thị; tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn được giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment