Hiến đất làm đường đi chung có được không?

by Ngọc Trinh
Hiến đất làm đường đi chung

Ngày nay việc phát triển kinh tế xã hội ngày càng được mở rộng và chú trọng. Một trong số đó là vấn đề đường xá, giao thông. Những con đường được mở rộng tạo diện tích cho các xe qua lại, tránh ùn tắc. Bên cạnh đó việc đường rộ cũng có thể trồng nhiều cây xanh giúp tăng mỹ quan đô thị, bảo vệ môi trường. Biết được rất nhiều lợi ích về việc sử dụng đất làm đường nên khi Nhà nước muốn quy hoạch đất để làm đường thì nhiều người dân đã tình nguyện hiến đất làm đường đi chung. Vậy sau đây hãy cùng CSGT đi tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến việc hiến đất làm đường nhé!

Căn cứ pháp lý

Hiến đất làm đường đi chung là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, hiến đất làm đường đi chung tức là cá nhân, tổ chức có đất, là chủ sở hữu và là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất muốn tặng cho đất cho Nhà nước với mục đích là để Nhà nước làm đường đi chung. Đây là một hành động mang tính chất tự nguyện và không có sự ép buộc nào ở đây cả.

Căn cứ theo quy định tại Điều 170 Luật đất đai 2013 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất như sau:

  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  • Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Như vậy, muốn hiến đất để làm đường đi chung thì người sử dụng cần phải kê khai và làm thủ tục đấy đủ.

Hiến đất có khác thu hồi đất không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất khi:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Thu hồi đất là quy định bắt buộc phải tuân theo. Nếu người bị thu hồi đất không thực thi thì sẽ bị phạt theo từng trường hợp cụ thể. Trái ngược với sự bắt buộc của thu hồi đất, hiến đất là sự tự nguyện của chủ sở hữu.

Theo quy định tại Điều 146 Luật Đất đai 2013 quy định về đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn như sau:

  • Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị gồm đất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đô thị hoặc phát triển đô thị mới. Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn gồm đất chỉnh trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất được quy hoạch để mở rộng khu dân cư nông thôn.
  • Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc lập và giao cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án theo quy định của pháp luật để chỉnh trang hoặc xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới. Đất cho các dự án này phải được phân bổ đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực, bao gồm đất sử dụng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
  • Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.
Hiến đất làm đường đi chung
Hiến đất làm đường đi chung

Hiến đất làm đường đi chung có được không?

Theo quy định tại Điều 26 Luật đất đai 2013 quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như sau:

  • Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
  • Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
  • Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
  • Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, theo khoản 5 Điều 26 nêu ở trên thì hiến đất làm đường không được lấy lại.

Theo Điều 65 Luật Đất đai 2013 quy định về việc thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất như sau:

Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:

  • Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
  • Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
  • Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
  • Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
  • Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dựa trên các căn cứ sau đây:

  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
  • Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
  • Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
  • Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.

Theo quy định tại Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục hiến đất làm đường đi chung gồm các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ. Người sở hữu đất đai nộp 1 bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan
  • Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
  • Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý. Sau khi tiếp nhận và đối chiếu thấy hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ (Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu người sở hữu đất hoàn thành hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc):

  • Cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
  • Thể hiện trên Giấy chứng nhận.

Bước 3: Hoàn thành thủ tục hiến đất làm. Chủ sở hữu đất đã hoàn thành việc hiến đất làm đường đi chung. Phần đất này đã không còn thuộc sở hữu của chủ sở hữu nữa.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hiến đất làm đường đi chung” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề của độc giả một cách nhanh chóng, thuận tiện, vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hiến đất làm đường đi chung có lấy lại được không?

Theo khoản 5 Điều 26 Luật đất đai 2013 quy định như sau: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thủ tục hiến đất làm đường đi chung gồm mấy bước?

Thủ tục hiến đất làm đường đi chung gồm 3 bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Bước 3: Hoàn thành thủ tục.

Có thể không đồng ý hiến đất làm đường đi chung được không?

Việc hiến đất làm đường đi chung là sự tự nguyện của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất và trưng dụng đất theo quy định tại Điều 16 Luật đất đai 2013 thì cá nhân, hộ gia đình sẽ bị thu hồi hay trưng dựng đất và bắt buộc phải giao lại số đất đó cho Nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment