Quy định về vạch kẻ chéo trên đường cao tốc

by Sao Mai
Vạch kẻ chéo trên đường cao tốc

Khi lưu thông trên đường đặc biệt là đường cao tốc với vận tốc di chuyển của xe cơ giới trọng tải lớn khá cao thì việc tuân theo các quy định của các vạch kẻ trên đường là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ý nghĩa của vạch kẻ đường giao thông. Vạch kẻ đường để giữ an toàn cho bản thân và không bị CSGT xử phạt khi vi phạm liên quan. Vậy vạch kẻ chéo trên đường cao tốc được quy đinh thế nào?

Bây giờ Cùng CSGT tìm hiểu vấn đề liên quan đến “Vạch kẻ chéo trên đường cao tốc” qua bài viết dưới đây để cập nhật thêm kiến thức pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Đường cao tốc là gì?

Theo Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008

Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Các loại xe không được đi vào đường cao tốc

Tại Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các đối tượng không được đi vào đường cao tốc bao gồm:

– Người đi bộ;

– Xe thô sơ (như xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự được quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008);

– Xe gắn máy, xe mô tô;

– Máy kéo;

– Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc thì những người và phương tiện này được phép đi vào đường cao tốc.

Quy định về một số vạch kẻ chéo thường thấy trên đường cao tốc

Cũng giống như vạch kẻ trên đường thì vạch kẻ chéo trên đường cao tốc có ý nghĩa nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường, giúp đảm bảo khả năng lưu thông của các phương tiện cũng như sự an toàn cho những người tham gia giao thông.

 Những vạch kẻ đường giao đường có thể sử dụng riêng, hay phối hợp với các biển báo hiệu đường bộ, hoặc đèn tín hiệu giao thông theo thứ tự: Hiệu lệnh người điều khiển giao thông- hiệu lệnh đèn tín hiệu- hiệu lệnh biển báo- hiệu lệnh vạch kẻ đường và các dấu hiệu hướng dẫn trên mặt đường.

Trong Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, vạch kẻ đường giao thông được phân chia theo mục đích. Không phân biệt trong khu dân cư hay là ngoài khu dân cư.

Cụ thể, nhóm vạch kẻ đường giao thông phân chia 2 chiều xe chạy có màu vàng, và nhóm vạch phân chia các làn đường  xe chạy cùng chiều có màu trắng. Vạch giới hạn làn đường có màu trắng, vạch gờ giảm tốc màu vàng. Màu vàng nhằm mục đích nâng cao mức cảnh báo cho các phương tiên lưu thông trên đường.

Mời bạn xem thêm:

Vạch 1:1: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Quy cách: Vạch 1.1 là vạch đơn, đứt nét, màu vàng. Bề rộng nét vẽ b = 15 cm, chiều dài đoạn nét liềnL1=1m – 3 m; chiều dài đoạn nét đứt (2 m – 6 m); tỷ lệ L1/L2=1:2. Trong trường hợp đường hẹp, không đủ 2 làn cơ giới, nhưng có nhiều xe máy lưu thông, có thể sử dụng vạch dạng này để phân chia, khi đó bề rộng vạch rộng 10cm, tỷlệL1/L2=1:3 hoặc 1:2. Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn. Chọn giá trị
chiều dài đoạn nét liền L1 và đoạn nét đứt L2 nhỏ trong các trường hợp cần tăng tính dẫn hướng xe chạy(ví dụtrong phạm vi đường cong nằm bán kính nhỏ).

Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Quy cách:

  • Vạch 1.2 là vạch đơn, liền nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới và không có dải
    phân cách giữa.
  • Chỉ được sử dụng vạch 1.2 để phân chia hai chiều xe chạy khi bề rộng làn đường đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.

Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền

Ý nghĩa sử dụng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Quy cách:

  • Vạch 1.3 là vạch đôi song song, liền nét, màu vàng, bề rộng nét vẽ b = 15 cm, khoảng cách phía trong hai mép vạch đơn nhỏ nhất là 15 cm; lớn nhất là 50 cm. Nếu khoảng cách hai mép phía trong của các vạch đơn lớn hơn 50 cm thì sử dụng vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo, màu vàng (vạch 4.1 quy định tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT).
  • Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
  • Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch 1.3 ở các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch. Tác dụng của vạch1.3 trong trường hợp này tương tự vạch 1.2

Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Quy cách:

  • Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
  • Trường hợp chỉ có một làn xe bên phía tiếp giáp với vạch liền nét, bề rộng của làn đường này phải đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.

Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1.
 Quy cách:

  • Vạch 2.1 là vạch đơn, đứt nét, màu trắng. Bề rộng nét vẽ b = 15cm, chiều dài đoạn nét liền L1 = (1 m – 3 m); chiều dài đoạn nét đứt (3 m – 9 m); tỷ lệ L1/L2 = 1:3. Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn.
  • Chọn giá trị chiều dài đoạn nét liền L1 và đoạn nét đứt L2 nhỏ trong các trường hợp cần tăng tính dẫn hướng xe chạy (ví dụ trong phạm vi đường cong nằm bán kính nhỏ).

Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét.

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Quy cách: Vạch 2.2 là vạch đơn, liền nét, màu trắng, bề rộng vạch 15 cm.

Vạch 2.4: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét).

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Quy cách: Gồm Vạch 2.1 kết hợp với Vạch 2.2.

Vạch 3.2 và 3.3: sử dụng để phân cách giữa làn xe cơ bản và làn xe chuyển tốc, giữa làn xe cơ bản và làn xe phụ thêm hoặc vạch phân cách, kênh hóa các làn xe trong khu vực tách và nhập làn.

Vạch 3.2: Vạch liền nét, màu trắng, bề rộng vạch là 45 cm cho đường ô tô cao tốc và 30 cm cho các đường khác. Xe không được phép chuyển làn qua vạch 3.2 trừ các trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật giao thông đường bộ.
Vạch 3.3: Vạch đứt nét, màu trắng, bề rộng vạch là 45 cm cho đường ô tô cao tốc và 30 cm cho các đường khác, khoảng cách nét đứt L1 = (100 cm – 300 cm); khoảng cách nét đứt L2 = (100 cm – 300 cm); L1:L2 = 1:1. Xe được phép cắt, chuyển làn qua vạch.

Ngoài ra, vạch 3.3 còn được sử dụng để kẻ đoạn chuyển tiếp từ vạch 2.1 sang vạch 3.2. Chiều dài đoạn chuyển tiếp từ vạch 2.1 sang vạch 3.2 trong khoảng từ 50 m đến 100 m.

Vạch kẻ chéo trên đường cao tốc
Vạch kẻ chéo trên đường cao tốc

Vạch kẻ song song trên đường cao tốc có phải là vạch kẻ cho người đi bộ qua đường?

Tài xế chạy trên cao tốc không lạ với những vạch kẻ song song dưới lòng đường, ở bên lề cắm biển khoảng cách 0m – 50m – 100m. Tại phụ lục P, Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN:41/2019 quy định đây là vạch để tài xế nhận biết mình đang cách xe trước bao xa nhằm giữ khoảng cách an toàn.

Nhiều người tham gia giao thông không hiểu, hoặc tưởng vạch này dành cho người đi bộ qua đường. Vì nhìn vạch này rất giống vạch cho người đi bộ qua đường, tuy nhiên kích thước lớn hơn nhiều. Quan trọng nhất là đường cao tốc thì cấm xe máy, xe đạp, xe thô sơ, người đi bộ, súc vật, do đó không thể có người đi bộ nào trên đường cao quy định tại Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Vạch kẻ chéo trên đường cao tốc”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mức xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ; Mức phạt lỗi đi ngược chiều gây tai nạn…Ngoài ra quý bạn đọc có thể tham khảo đối với các thủ tục dân sự như Thủ tục tặng cho nhà đất, chia thừa kế nhà đất, tranh chấp thừa kế đất đai, chia thừa kế đất hộ gia đình … .

Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tốc độ tối đa mà xe cơ giới di chuyển trên đường cao tốc là bao nhiêu?

Theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có quy đinh về tốc độ của các loại xe cơ giới trên đường cao tốc như sau:
Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.

Xe máy đi vào đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Mức phạt đối với xe cơ giới không giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc

Theo Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đối bổ sung một số Nghị định 100/2019/NĐ-CP Phạt tiền từ 4 – triệu đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc và bị tước GPLX 1 – 3 tháng. Nếu vi phạm gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt 10 – 12 triệu đồng và bị tước GPLX 2 – 4 tháng.



5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment