Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông trực tiếp thế nào?

by SEO Tài
Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông trực tiếp

Trong chúng ta ai cũng có thể mắc những lỗi về vi phạm giao thông. Đối với những hành vi có thể nộp phạt vi phạm giao thông ngay tại thời điểm vừa xảy ra vi phạm thì sẽ có thể trực tiếp nộp mà không cần thủ tục gì nhưng đối với những hành vi vi phạm yêu cầu người vi phạm cần phải nộp tiền sau khi thu giữ phương tiện giao thông thì việc nộp phạt này sẽ có những quy định nhất định về mặt thủ tục. Vậy quy trình nộp phạt vi phạm giao thông trực tiếp sẽ như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết “Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông trực tiếp” dưới đây của CSGT để có thêm những thông tin chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông trực tiếp

Có nhiều cách để bạn có thể nộp phạt vi phạm giao thông hiện nay nhưng cách truyền thống thường được nhiều người sử dụng đó là nộp phạt vi phạm giao thông theo hình thức trực tiếp. Người vi phạm có thể mang hồ sơ, giấy tờ vi phạm đến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trực tiếp nộp phạt. Trong trường hợp này bạn cần mang theo biên bản. Đối với việc mất biên bản bạn có thể ghi nhớ những thông tin về xe trên biên bản đã lập và sau đó đóng phạt như khi có biên bản bình thường.

Theo quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thủ tục nộp tiền phạt thực hiện như sau:

“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

  1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp…..”

Như vậy, căn cứ quy định trên, bạn thực hiện các bước nộp tiền phạt như sau:

– Bạn đến Phòng/ Đội Cảnh sát giao thông nơi làm việc của đồng chí CSGT đã lập biên bản xử phạt bạn theo đúng ngày hẹn trong biên bản để nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi đi, bạn mang theo CMND và biên bản xử phạt.

– Bạn mang quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến kho bạc nhà nước hoặc đến ngân hàng được kho bạc nhà nước ủy quyền thu tiền phạt vi phạm giao thông để nộp phạt.

– Sau đó bạn đem theo biên lai thu tiền được kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng cấp quay lại Phòng/ Đội Cảnh sát giao thông đã ra quyết định xử phạt để nhận lại các giấy tờ xe của mình.

Trường hợp xử phạt ngoài giờ hành chính thì người xử phạt được thu tiền trực tiếp và phải nộp tại kho bạc nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Nếu lựa chọn hình thức nộp phạt trực tiếp bạn cũng nên biết những địa điểm bạn có thể lựa chọn để nộp phạt vi phạm liên quan đến giao thông. Đầu tiên bạn có thể nộp tiền mặt trực tiếp tại kho bạc nhà nước nơi bạn đang sinh sống hoặc nộp tại ngân hàng thương mại nơi mà kho bạc mở tài khoản. Tiếp đến bạn có thể đến trực tiếp cơ quan công an theo quy định nộp phạt. Còn nếu bạn không có thời gian nộp trực tiếp bạn cũng có thể nộp online qua dịch vụ bưu chính viễn thông hoặc chuyển khoản.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
  • Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục (1) hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,…).
Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông trực tiếp
Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông trực tiếp

Hướng dẫn chi tiết cách nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng thông tin dịch vụ Quốc gia?

Ngoài những cách thứ c nộp trực tiếp như trên ra thì hiện nay cơ quan nhà nước cũng có những cách khác giúp người nộp phạt chủ động hơn trong việc nộp tiền phạt. Thay vì phải đến với cơ quan nhà nước hoặc kho bạc thì nay ngồi tại nhà bạn cũng có thể nộp phạt được theo quy định qua Cổng thông tin dịch vụ Quốc gia. Về chi tiết cách thức làm thế nào có thể nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia mời bạn tham khảo những thông tin sau của chúng tôi:

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng thông tin dịch vụ Quốc gia:

(1) Tra cứu quyết định xử phạt:

Bước 1: Người dùng chọn chức năng [Thanh toán trực tuyến] trên giao diện Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/

Sau đó chọn [Tra cứu/thanh toán vi phạm giao thông], hệ thống hiển thị giao diện tra cứu quyết định xử phạt như sau:

Bước 2: Người dùng nhập các thông tin trên biên bản xử phạt, gồm các thông tin bắt buộc sau:

– Số biên bản;

– Họ tên người vi phạm;

– Đơn vị lập biên bản xử phạt: Tỉnh/thành phố, đơn vị CSGT;

– Ngày vi phạm;

– Mã bảo mật.

Bước 3: Sau khi cập nhật các thông tin nêu trên, nhấn chọn [Tra cứu] quyết định xử phạt:

Lưu ý: Một số trường hợp có thể xảy ra như sau:

– Trường hợp 1: Nếu cơ quan công an chưa ra quyết định xử phạt, hệ thống sẽ hiển thị thông báo: “Chưa có quyết định xử phạt”;

– Trường hợp 2: Nếu quyết định xử phạt đã được thanh toán, hệ thống sẽ hiển thị thông báo: “Quyết định xử phạt đã được thanh toán”

– Trường hợp 3: Nếu đã có quyết định xử phạt và chưa được thanh toán, hệ thống sẽ hiển thị thông tin chi tiết gồm:

+ Số quyết định

+ Ngày ra quyết định

+ Hành vi vi phạm

+ Số tiền phạt

(2) Thanh toán và nhận kết quả:

Khi người dùng đã tra cứu được quyết định xử phạt có thể thực hiện một trong hai cách sau: thanh toán và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt hoặc thanh toán và nhận kết quả tại nhà qua dịch vụ bưu chính công ích. Cụ thể như sau:

Cách 1: Thanh toán và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt:

Bước 1: Người dùng chọn [Thanh toán và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt],

Bước 2: Nhập thông tin người nộp tiền

Hệ thống yêu cầu người dân nhập thông tin người nộp tiền như sau

– Họ tên người nộp tiền;

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân người nộp tiền;

– Địa chỉ người nộp tiền gồm:

+ Tỉnh/thành phố;

+ Quận/huyện;

+ Phường/xã;

+ Số nhà/Đường/Xóm.

Bước 3: Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, người dùng bấm chọn [Thanh toán], hệ thống chuyển sang giao diện của Nền tảng thanh toán của Cổng Dịch vụ công quốc gia (Payment Platform) để lựa chọn ngân hàng hoặc trung gian thanh toán như sau:

Trường hợp người dân không có tài khoản các ngân hàng đã có kết nối như Vietcombamk, Vietinbank có thể lựa chọn thanh toán qua các Trung gian thanh toán như VNPTPay.

Bước 4: Chọn ngân hàng thanh toán sau đó bấm nút [Thanh toán]

Bước 5: Hệ thống hiển thị màn hình để nhập thông tin thẻ ngân hàng

Người dùng nhập thông tin thẻ ngân hàng và bấm nút thanh toán, hệ thống chuyển sang màn hình để người dân nhập tài khoản của Ngân hàng đã lựa chọn.

Bước 6: Người dùng đăng nhập theo yêu cầu của Ngân hàng, khi đó hệ thống hiển thị màn hình để người dùng xác nhận thanh toán

Bước 7: Người dùng xác nhận việc thanh toán, sau khi xác nhận thanh toán thành công, người dân sẽ nhận được thông báo đã thanh toán thành công

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông trực tiếp” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông?

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tùy vào mỗi trường hợp như sau:
Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần: Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
Trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
Nếu không rơi vào các trường hợp trên thì thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì nếu quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tại mục (4) sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Các trường hợp nào được nộp phạt tại chỗ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020, người vi phạm giao thông có thể nộp phạt tại chỗ xử lý vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và vi phạm không được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Trường hợp này thì người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản và phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
– Vi phạm giao thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like