Uống rượu dắt xe có bị phạt không theo quy định?

by Hương Giang
Uống rượu dắt xe có bị phạt không

Rượu bia là một trong những tác nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc trong đời sống, gây thiệt hại không nhỏ đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân. Chính vì vậy mà cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều chế tài xử phạt thật nghiêm khắc khi người tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn. Vậy theo quy định pháp luật, liệu uống rượu dắt xe có bị phạt không? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy sau khi sử dụng rượu bia như thế nào? Ngoài mức phạt tiền thì các hình thức xử phạt bổ sung khi người điều khiển xe máy vi phạm quy định về nồng độ cồn là gì? Mời độc giả hãy theo dõi bài viết sau của CSGT nhé.

Căn cứ pháp lý

Uống rượu dắt xe có bị phạt không?

Ngày càng nhiều các vụ tai nạn giao thông xảy ra gây ra nhiều mất mát cho gia đình của các nạn nhân. Pháp luật nước ta cũng kịp thời bổ sung và sửa đổi các chế tài xử phạt hành vi uống rượu khi tham gia lưu thông nhằm ngăn chặn tình trạng này trong xã hội. Vậy liệu uống rượu dắt xe có bị phạt không, chúng tôi sẽ cùng độc giả làm rõ về vấn đề này dưới góc độ pháp lý nhé:

Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

  1. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
    Căn cứ theo Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Giải thích từ ngữ

  1. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
  2. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
  3. Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, người dắt bộ xe máy đi về không thuộc trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vì không ngồi trên xe để điều khiển phương tiện. Do đó, nếu thuộc trường này thì sẽ không bị xử phạt nồng độ cồn.

Tuy nhiên, nếu người dắt bộ xe máy thực hiện hành vi đối phó với cảnh sát giao thông, chỉ dắt bộ qua đoạn kiểm tra rồi lại tiếp tục điều khiển phương tiện thì hành vi này khi có chứng cứ của cảnh sát ghi lại được sẽ bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn.

Uống rượu dắt xe có bị phạt không
Uống rượu dắt xe có bị phạt không

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy sau khi sử dụng rượu bia

Vấn đề an toàn giao thông đã và đang được cơ quan chức năng quan tâm hơn bao giờ hết. Lý do là vì tỉ lệ các vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và hậu quả của các vụ tai nạn giao thông ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các vụ tai nạn do rượu bia . Vậy Mức xử phạt hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy sau khi sử dụng rượu bia là bao nhiêu, quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây:

Căn cứ tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…
    c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.…

Căn cứ tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Căn cứ tại điểm e, điểm g khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…
    e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
    g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy sau khi sử dụng rượu bia còn tùy vào mức đo nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện, cụ thể:

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng;

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng;

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

Ngoài mức phạt tiền thì các hình thức xử phạt bổ sung khi người điều khiển xe máy vi phạm quy định về nồng độ cồn là gì?

Để đảm bảo tham gia lưu thông an toàn, nhà nước ngày càng hoàn thiện các chế tài xử phạt những hành vi vi phạm quy tắc đảm bảo an toàn giao thông, trong đó không ngoại trừ các hành vi lái xe tham gia giao thông sau khi sử dụng nồng độ cồn. Vậy ngoài mức phạt tiền thì các hình thức xử phạt bổ sung khi người điều khiển xe máy vi phạm quy định về nồng độ cồn là gì, hãy cùng theo dõi:

Căn cứ tại điểm e, điểm g, điểm h khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

  1. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:…
    e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
    g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
    h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

  1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:…
    b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

Căn cứ tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

  1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
    Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.…
  2. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
    Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
    Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề…

Như vậy, người điều khiển phương tiện bị xử phạt nồng độ cồn còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như:

– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 24 tháng.

– Tạm giữ phương tiện điều khiển không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ, nếu vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Uống rượu dắt xe có bị phạt không?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiệ, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn liệu có bị tạm giữ xe hay không?

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn.

Mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp là bao nhiêu?

Người đi xe đạp khi tham gia giao thông mà có sử dụng rượu, bia thì sẽ tùy vào mức nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở để xác định mức xử phạt hành chính. Mức xử phạt hành chính thấp nhất sẽ là 80.000 đồng và mức xử phạt hành chính cao nhất sẽ là 600.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like