Uống rượu đi bộ có bị phạt không theo quy định?

by Hương Giang
Uống rượu đi bộ có bị phạt không

Các đơn vị chức năng ngày nay đã và đang tăng cường các chốt kiểm tra nồng độ cồn tại các địa bàn tỉnh thành. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp người dân uống rượu bia say xỉn rồi tham gia giao thông dưới nhiều hình thức khác nhau, có người lái xe cũng có người đi bộ. Vậy liệu Uống rượu đi bộ có bị phạt không? Các hành vi bị cấm khi tham gia giao thông đường bộ hiện nay được quy định ra sao? Quy định về mức phạt nồng độ cồn hiện nay đối với các loại phương tiện như thế nào? CSGT sẽ giúp bạn đọc tháo gỡ những khúc mắc này nhé.

Căn cứ pháp lý

Các hành vi bị cấm khi tham gia giao thông đường bộ hiện nay

An toàn giao thông là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với cơ quan nhà nước và những người tham gia giao thông. Ngày nay, pháp luật đã đề ra các hành vi bị nghiêm cấm khi người dân lưu thông trên đường buộc phải tuân thủ. Vậy cụ thể, các hành vi bị cấm khi tham gia giao thông đường bộ hiện nay gồm những hành vi nào, hãy cùng theo dõi:

– Theo Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) quy định như sau:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy,  hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong những hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Ngoài ra, theo khoản 17 và khoản 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định phương tiện giao thông đường bộ bao gồm:

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Như vậy, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ nên thuộc trường hợp áp dụng mức phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ theo khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019).

Uống rượu đi bộ có bị phạt không?

Người dân có nhiều hình thức tham gia giao thông khác nhau. Các hình thức tham gia giao thông sở dĩ trở nên đa dạng như vậy là do ngày càng nhiều các loại phương tiện giao thông được cho ra đời nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Vậy Uống rượu đi bộ có bị phạt không, hãy cùng chúng tôi giải đáp qua nội dung tư vấn sau đây:

Nghị định 100/2019/NĐ-CP (số 100/2019/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ) quy định rõ các đối tượng có hành vi sử dụng phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử lý.

“Cụ thể, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô; Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng; Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác.

Các trường hợp trên nếu người điều khiển xe trên đường mà vi phạm nồng độ cồn đều bị xử phạt nghiêm.

Nếu người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi chống đối thì bị phạt tiền ở mức kịch khung, đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội như chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng…”, ông Nghĩa nói.

Như vậy, pháp luật hiện nay không quy định xử phạt người đi bộ tham gia giao thông đã uống rượu, bia.

Uống rượu đi bộ có bị phạt không
Uống rượu đi bộ có bị phạt không

Quy định về mức phạt nồng độ cồn hiện nay đối với các loại phương tiện

Tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia và các đồ uống có nồng độ cồn khác là vấn đề không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Tùy theo các loại phương tiện khác nhau mà mức xử phạt hành chính đối với tài xế lái xe cũng được quy định khác nhau. Cụ thể, quy định về mức phạt nồng độ cồn hiện nay đối với các loại phương tiện như sau:

Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với xe máy

Nồng độ cồnMức tiềnPhạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với ô tô

Nồng độ cồnMức tiềnPhạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với xe đạp

Nồng độ cồnMức tiềnPhạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Nồng độ cồnMức tiềnPhạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Uống rượu đi bộ có bị phạt không?″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ vui lòng liên hệ đến chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

Cố tình vượt xe đi trước dù đã thấy biển cấm, tài xế bị phạt thế nào?

Đã gặp biển báo cấm thì các phương tiện tham gia giao thông đều không được phép vi phạm. Do đó, nếu cố tình vượt xe đi trước tại đoạn đường có cắm biển báo cấm vượt, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt về lỗi vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like