Xe gây tai nạn bị giữ bao nhiêu ngày?

by Hương Giang
Xe gây tai nạn bị giữ bao nhiêu ngày

Dân số gia tăng kéo theo tình hình tham gia giao thông ngày càng đông đúc và phức tạp. Hàng loạt vụ phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng gây tai nạn thương tâm cho bản thân và những người xung quanh được báo chí lên án trong thời gian vừa qua. Để phục vụ cho công tác điều tra, lực lượng sẽ tạm giữ các phương tiện giao thông liên quan trong thời gian nhất định. Vậy theo quy định hiện nay, Xe gây tai nạn bị giữ bao nhiêu ngày? Người lái xe gây tai nạn chết người phải chịu trách nhiệm như thế nào? Quy định về việc tạm giữ phương tiện giao thông hiện nay ra sao? Hãy cùng CSGT tìm ra câu trả lời thông qua nội dung bài viết bên dưới nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về việc tạm giữ phương tiện giao thông hiện nay

Khi một vụ việc tai nạn giao thông xảy ra, công an hoặc người có thẩm quyền theo quy định pháp luật có quyền tạm giữ các phương tiện giao thông có liên quan để phục vụ cho công tác khám nghiệm, góp phần vào quá trình điều tra giải quyết vụ việc. Quá trình tạm giữ phương tiện giao thông phải được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc tạm giữ phương tiện giao thông cần tuân thủ những điều kiện sau:

Điều kiện 1:

– Chỉ những người có thẩm quyền đưa ra hình thức xử phạt hành chính hoặc xử phạt tịch thu tang vật theo pháp luật mới có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn.

Điều kiện 2:

-Việc tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn chỉ được áp dụng khi nhận thấy thật sự cần thiết vì một trong những lý do sau đây:

+Việc tạm giữ này giúp cho việc điều tra, xác minh những tình tiết còn chưa rõ ràng để từ đó mới có đầy đủ cơ sở để ra quyết định xử phạt.

+Việc tạm giữ này nhằm mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính khác mà nếu như không tạm giữ thì để chủ sở hữu tiếp tục sử dụng hây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

+Việc tạm giữ này như một biện pháp bảo đảm để người có lỗi phải thi hành quyết định xử phạt theo quy định pháp luật.

+Nếu có cơ sở cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì phương tiện sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra xác minh vụ việc (thường những vụ việc này sẽ có yếu tố hình sự).

Điều kiện 3:

– Công an hoặc người có thẩm quyền tiến hành tạm giữ phương tiện giao thông trong vụ việc tai nạn giao thông phải lập quyết định tạm giữ và biên bản tạm giữ. Biên bản tạm giữ (có mẫu do Chính phủ quy định) phải có những nội dung như: tên loại, số lượng và tình trạng phương tiện thực tại thời điểm tạm giữ.

Sau khi lập biên bản thì người ra quyết định tạm giữ và chủ sở hữu của phương tiện hoặc người đại diện của tổ chức có phương tiện vi phạm phải ký vào biên bản mới có giá trị hiệu lực. Nếu người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm không có mặt; hoặc không chịu ký thì có thể thay thế bằng chữ ký của hai người làm chứng. Biên bản được lập thành 02 bản: 01 bản giao cho người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ; 01 bản giao cho chủ thể vi phạm.

– Người ra quyết định tạm giữ phương tiện giao thông gây ra tai nạn phải có trách nhiệm quản lý; bảo quản phương tiện. Nếu phương tiện đó có bất kỳ mất mát hay hỏng hóc gì thì người ra quyết định tạm giữ sẽ phải tiến hành bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và bị xử lý theo quy định pháp luật.

Xe gây tai nạn bị giữ bao nhiêu ngày?

Hiện nay, rất nhiều lỗi vi phạm khiến phương tiện bị tạm giữ. Khi vụ tai nạn giao thông xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết vụ việc. Nếu không nắm được thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao nhiêu ngày, rất có thể tài xế sẽ bị kéo dài thời gian này và phải mất thêm chi phí trông giữ phương tiện.

Căn cứ khoản 8 Điều 125 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về thời hạn tạm giữ xe gây tai nạn giao thông:

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

  1. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
    Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
    Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.…

Theo quy định trên thì thời hạn tạm giữ xe gây tai nạn giao thông là không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ xe gây tai nạn giao thông có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ phương tiện.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.

Xe gây tai nạn bị giữ bao nhiêu ngày
Xe gây tai nạn bị giữ bao nhiêu ngày

Người lái xe gây tai nạn chết người phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Tai nạn giao thông có thể khiến người khác trở thành tàn phế, gia đình mất đi người thân, vợ mất chồng, con cái bơ vơ, kinh tế gia đình suy giảm trầm trọng do những chi phí điều trị và chi phí phải bồi thường cho ảnh hưởng của người khác,…Đó chỉ mới là ảnh hưởng trực tiếp tới người bị tai nạn. Đối với những người vô tình bị tai nạn do đối tượng khác mang tới là một sự oan ức không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng tới gia đình, vợ con của họ. Vì vậy, những người đi xe gây tai nạn đều phải chịu trách nhiệm theo quy định.

Người lái xe gây tai nạn chết người phải chịu trách nhiệm là điều đương nhiên về tình cũng như là về lý. Trách nhiệm phải chịu ở đây có thể thuộc về chủ phương tiện, chủ xe khi cho mượn xe gây tai nạn.

Chủ sở hữu xe, phương tiện khi cho người khác mượn phương tiện của mình rồi gây tai nạn giao thông có thể phải chịu các trách nhiệm sau đây:

– Trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 hoặc Điều 264 ộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 trong trường hợp giao phương tiện giao thông cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Biên bản tạm giữ xe gây tai nạn không có chữ ký của người vi phạm thì có hiệu lực không?

Khi cảnh sát giao thông tạm giữ xe của bạn, theo quy định của pháp luật sẽ phải lập biên bản tạm giữ xe. Biên bản tạm giữ xe sẽ bao gồm các nội dung về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích, tình trạng của phương tiện nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá đúng phương tiện, trả lại cho đúng người sở hữu.

Căn cứ khoản 9 Điều 125 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về biên bản tạm giữ xe gây tai nạn giao thông như sau:

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

  1. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản…
    Theo đó, trong trường hợp biên bản tạm giữ xe gây tai nạn giao thông không có chữ ký của người vi phạm nhưng có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến thì biên bản vẫn có hiệu lực pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Xe gây tai nạn bị giữ bao nhiêu ngày?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Tra cứu chỉ giới xây dựng vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Lái xe chèn lên người bị nạn sau khi gây tai nạn bị xử phạt ra sao?

Lái xe chèn lên người bị nạn sau khi gây tai nạn bị xử phạt ra sao? Hành vi cố ý điều khiển xe chèn lên bị hại sau khi gây tại nạn có thể cấu thành tội “Giết người” quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 nếu đáp ứng đầy đủ các đặc điểm cấu thành tội phạm.

Khi nào lái xe gây tai nạn chết người không phải đi tù?

Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
– Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Xử lý trường hợp chủ xe không phải là người gây tai nạn giao thông ra sao?

– Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
– Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like