Xe máy đi vào làn ô tô phạt bao nhiêu tiền?

by Thanh v
Xe máy đi vào làn ô tô bị phạt như thế nào?

Hệ thống giao thông đường bộ trên các tuyến đường lớn hiện nay được chia thành nhiều làn, mỗi làn ứng với mỗi loại xe khác nhau nhằm đảm bảo cho hoạt đông giao thông được diễn ra thông suốt, hiệu quả. Tuy đã được phân làn cụ thể đồng thời trên mỗi làn có hệ thông biển báo hiệu rõ ràng nhưng vẫn có nhiều trường hợp điều khiển phương tiện lấn làn, lấn tuyến sang làn đường dành cho phương tiện khác.

Số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng cao, một phần nguyên nhân cũng do ý thức của người trong việc chấp hành hoạt động giao thông. Không chỉ do thiếu được trang bị đầy đủ nội dung liên quan đến làn đường mà điều khiển phương tiện lấn làn, còn có nhiều trường hợp cố ý lấn làn gây cản trở hoạt động giao thông đường bộ.

Vậy Xe máy đi vào làn ô tô phạt bao nhiêu theo quy định hiện nay? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Làn đường được quy định như thế nào?

Thuật ngữ “Làn đường” được Luật giao thông đường bộ 2008 giải thích cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

Như vậy thì làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

Đồng theo Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về việc sử dụng làn đường nhằm trang bị kiến thức phổ biến cho mọi người như sau:

Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Xe máy đi vào làn ô tô phạt bao nhiêu?

Xe máy đi vào làn ô tô bị phạt như thế nào?
Xe máy đi vào làn ô tô bị phạt như thế nào?

Lỗi đi sai làn là hành vi gây nguy hiểm tới trật tự an toàn giao thông do đó sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đường bộ, dường sắt. Cụ thể với xe máy với lỗi lấn làn có thể bị xử phạt như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Như vậy xe máy đi vào làn ô tô sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền chủ phương tiện còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Xe máy đi vào làn ô tô gây tai nạn bị phạt ra sao?

Bên cạnh việc xử phạt đi xe lấn làn, Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn có mức xử phạt riêng đối với trường hợp điều khiển xe máy lấn làn và gây ra tai nạn. Theo đó tại điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trường hợp điều khiển xe máy đi vào làn đường dành riêng cho ô tô sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

Ngoài ra chủ phương tiện còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng theo điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Bên cạnh đó nếu trường hợp gây ra tai nạn làm chết người thì người lái xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Xe máy đi vào làn ô tô phạt bao nhiêu?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Tra cứu chỉ giới xây dựng; mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế, tranh chấp quyền sử dụng đất; hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, làm sổ Đỏ, mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Xe ô tô đi sai làn bị phạt bao nhiêu?

Cụ thể mức phạt đối với ô tô đi sai làn đường được quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Lấn làn, đè vạch nếu gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Người điều khiển xe ô tô nếu vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây tai nạn, trong đó nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xe máy đi vào làn BRT có bị phạt nguội không?

Theo Quy chuẩn 41 ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì làn BRT là làn đường dành riêng cho xe buýt nên chỉ trong trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.
Như vậy, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt nguội nếu như đi vào làn đường BRT trái với quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment