Xe máy điện có cần biển số không?

by Thanh Thủy
Xe máy điện có cần biển số không

Hiện nay với sự phát triển của nền công nghiệp cũng như lợi ích từ việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào đời sống thì có rất nhiều phát minh giúp ích cho cuộc sống của người dân đã được ra đời, trong số đó những phát minh về các phương tiện tham gia giao thông đang được sử dụng rất phổ biến trên toàn thế giới. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phương tiện tham gia giao thông và mỗi loại đều có chức năng riêng của mình. Sau đây mời các bạn hãy cùng CSGT tìm hiểu về vấn đề “Xe máy điện có cần biển số không” qua bài viết dưới đây nhé.

Xe máy điện được hiểu như thế nào là đúng?

Không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe đạp điện hay xe máy điện tham gia giao thông hiện nay, với nhiều ưu điểm của mình thì xe máy điện đang rất được ưa chuộng tại thị trường nước ta. Loại hình phương tiện giao thông này phổ biến là vậy, hầu hết đang có mặt tại các địa phương của nước ta nhưng không phải ai cũng nắm được khái niệm cũng như các quy định về loại xe này.

Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.

Xe máy điện là một trong những phương tiện giao thông hoạt động bằng năng lượng điện. Đặc biệt, các loại xe máy điện cũng có những đặc điểm kết cấu chung giống như các loại xe máy chạy xăng thông thường.

Nhưng điểm khác rõ rệt nhất chính là ở động cơ vận hành. Đối với các loại xe máy điện động cơ sẽ hoạt động bằng bình ắc-quy hoặc pin, được lưu trữ thông qua quá trình sạc điện. Ưu điểm của các loại xe máy điện tốt nhất hiện nay đó chính là sử dụng nguyên liệu sạch, hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí. Do đó, các loại xe máy điện cao cấp chính là giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường. Dòng phương tiện này hứa hẹn sẽ là xu hướng giao thông mới trong tương lai.

Căn cứ khoản 18 và 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Như vậy, theo quy định trên xe máy điện và xe đạp điện là hai loại xe khác nhau. Trong đó, xe máy điện là một loại xe cơ giới còn xe đạp điện là phương tiện giao thông thô sơ.

Ngoài ra, căn cứ điểm d, đ và e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

– Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

– Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;

– Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).“.

Theo đó, xe đạp điện và xe máy điện được hiểu như sau:

Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.

Xe máy điện có cần biển số không

Xe máy điện có cần biển số không?

Hiện nay số lượng các loại phương tiện tham gia giao thông ngày càng lớn, điều này đã đặt ra một vấn đề về việc quản lý những loại phương tiện này cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, do đó các quy định về việc quản lý những phương tiện này đã được ra đời. Một trong những biện pháp đang mang lại hiệu quả ca trong việc quản lý các phương tiện này hiện nay chính là việc đăng ký biển số xe.

Muốn biết xe máy điện có cần biển số không trước tiên người dùng cần xác định thế nào là xe máy điện. Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 2 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ban hành: ”Xe máy điện là loại xe gắn máy dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW và có vận tốc nhỏ hơn 50km/h. Theo quy định, xe máy điện có ngoại hình gần giống với xe máy chạy bằng xăng, chỉ khác là không có ống xả. Bộ phận dự trữ và cung cấp năng lượng cho xe là sản phẩm bình ắc quy. Khi mỗi lần sạc đầy điện, xe có thể di chuyển với quãng đường lên đến 80 km.

Căn cứ vào Điều 54 Luật giao thông đường bộ ngày 13/11/2008, thông tư 06/2009/TT-BCA ngày 11/3/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009 quy định về đăng ký và gắn biển số. Theo đó, trả lời cho câu hỏi xe máy điện có cần biển số không là người chủ xe máy điện bắt buộc phải đăng ký và gắn biển số xe theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về đăng ký xe. Theo đó, căn cứ Điều 1 về phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Thông tư này quy định việc cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ, bao gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của Công an sử dụng vào mục đích an ninh (sau đây gọi chung là đăng ký xe)“.

Như vậy, hiện nay những loại xe phải thực hiện đăng ký xe bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của Công an sử dụng vào mục đích an ninh (sau đây gọi chung là đăng ký xe).

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định tại Điểm C Khoản 2 Điều 7 nếu đi xe điện không có biển số xe sẽ bị phạt với mức giá dao động từ 300.000 – 400.000 VNĐ.

Bên cạnh lỗi không gắn biển số, tại điểm c điều 17 cũng quy định mức phạt này áp dụng trong cả trường hợp gắn biển số không chính xác so với đăng ký ở trên giấy đăng ký xe hoặc biển số chưa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

Xe máy điện không gắn biển là một trong 7 lỗi vi phạm giao thông thường gặp nhất ở người điều khiển xe máy điện. Vì thế, nếu người dùng đang sở hữu dòng xe này hoặc chuẩn bị mua xe máy điện sử dụng, cần chú ý nắm rõ thông tin, quy định trên để tránh bị phạt hay gặp các vấn đề rắc rối liên quan đến luật đi đường. 

Các bước đăng ký biển số xe máy điện

Như đã phân tích ở trên thì xe máy điện là một loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và thuộc danh mục các loại xe bắt buộc phải tiến hành đăng ký biển số xe để được phép lưu hành. Tuy nhiên các quy định về việc đăng ký xe này vẫn chưa thực sự phổ biến đối với người dân nên rất nhiều người vẫn chưa biết các bước đăng ký biển số xe máy điện ra sao, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Trước khi đến các cơ quan nhà nước để đăng ký, chủ phương tiện cần chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết sau:

  • Sổ hộ khẩu (bản photo) đối với trường hợp cá nhân, hoặc giấy giới thiệu cơ quan, tổ chức đối trường hợp chủ xe là của cơ quan, tổ chức đó. Chú ý cần mang theo hộ khẩu chính để đối chiếu.
  • Chứng minh thư nhân dân (bản gốc), hoặc là thẻ căn cước công dân để đối chiếu.
  • Giấy khai đăng ký xe.
  • Giấy kiểm tra chất lượng xuất xưởng và giấy chứng nhận chất lượng xe đủ tiêu chuẩn đảm bảo lưu thông trên đường.
  • Hóa đơn giá trị gia tăng của xe.
  • Biên lai nộp lệ phí trước bạ.

Bước 2: Nộp thuế trước bạ

Chủ xe mang hóa đơn giá trị gia tăng (lúc mua xe) và CMND tới Chi cục thuế thuộc quận/huyện (nơi đăng ký hộ khẩu) để xin Tờ khai nộp thuế trước bạ. Tiếp theo tiến hành điền các thông tin được yêu cầu trong tờ khai. Sau khi thông tin đã được Chi cục thuế phê duyệt, chủ xe cần sang ngân hàng để đóng tiền vào nhà nước. Sau đó, chủ xe sẽ nhận được biên lai thuế trước bạ.

Mức thuế trước bạ:

  • Đối với xe có hóa đơn VAT thấp hơn 10.000.000 VNĐ: thuế là 400.000 VND.
  • Đối với xe có hóa đơn VAT lớn hơn 10.000.000 VNĐ: thuế là 10% giá trị chiếc xe.

Bước 3: Điền tờ giấy khai đăng ký biển số xe

Sau khi đóng thuế trước bạ, chủ phương tiện cần đến cơ quan công an (nơi mà bạn đăng ký hộ khẩu), họ sẽ cấp một bộ hồ sơ đăng ký biển số xe máy điện. Tiếp tục điền thông tin vào hồ sơ.

Bước 4: Nộp các giấy tờ cần thiết và nộp lệ phí cho nhà nước

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn cần kiểm tra lại các giấy tờ cần thiết như: Giấy khai đăng ký biển số xe máy điện, biên lai nộp thuế trước bạ, giấy kiểm tra chất lượng xe, hoá đơn giá trị gia tăng, chứng minh thư và sổ hộ khẩu.

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ, khách hàng cần kiểm tra lại các giấy tờ cần thiết như:

  • Giấy khai đăng ký biển số xe: Người làm thủ tục buộc phải ghi rõ họ tên, kê khai thông tin một cách chính xác, đầy đủ theo quy định giấy khai đăng ký, cùng với đóng dấu của cơ quan địa phương hoặc tổ chức.
  • Giấy nộp thuế: Sau khi nộp thuế trước bạ, chủ xe cần lưu lại biên lai.
  • Giấy kiểm tra chất lượng xe và giấy chứng nhận chất lượng: Đó là các giấy tờ liên quan đến xe và các chứng từ nguồn gốc xe.
  • Hóa đơn giá trị gia tăng: Tờ hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Chứng minh thư và sổ hộ khẩu: Chủ xe cần mang CMND và sổ hộ khẩu bản photo và bản gốc để đối chiếu. CMND cần hợp lệ, do địa phương và cơ quan công an cấp phép theo quy định. Nếu chưa được cấp CMND hoặc CMND không hợp lệ, thì xuất trình sổ hộ khẩu.

Ngoài ra, trường hợp nếu chưa có CMND thì dùng thẻ học sinh, sinh viên từ hệ trung cấp (tính từ năm 2 trở đi của trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học hay các học viện) hoặc có thể sử dụng giấy giới thiệu của nhà trường mới, thì giấy tờ mới trở nên hợp pháp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Xe máy điện có cần biển số không” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tra cứu quy hoạch đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Xe máy điện đã phát triển như thế nào?

Xe đạp điện là phát minh đầu tiên của xe điện cá nhân. Khi ngành công nghiệp xe ngày càng phát triển, con người thiết kế xe máy chạy bằng điện. Xe đạp điện chỉ bao gồm đồng hồ chỉ số, bàn đạp và động cơ không thể thiếu là pin giữa thân xe. Một chiếc xe máy điện thiết kế xe đầy đủ đèn xi nhan trước, sau, đèn pha, yên liền và đồng hồ hiển thị chi tiết các chỉ số.
Tháng 4/1941, Socovel – hãng xe máy của Bỉ đã sản xuất và bán ra thị trường 15 chiếc xe máy điện. Xe có công suất phân khối hơn 123cc, tốc độ tối đa là 25km/h và di chuyển được từ 50km trong một chu kỳ pin sạc đầy điện. Chúng được cải tiến lên công suất cao 1.000-1.200W, trọng lượng có thể lên đến 100kg, tốc độ tối đa là 60-80km/h và đi được quãng đường hơn 100km. Với những chỉ số trên, một xe máy điện có thể thay thế cho chiếc xe máy ở phân khối trung bình. 
Xe máy điện ngày càng phát triển hiện đại hơn, thông minh hơn. Một số xe máy điện còn trang bị khóa từ, chip chống trộm và thiết bị định vị. Trung Quốc là một quốc gia dẫn đầu châu Á và thế giới về sản xuất xe điện, trong đó có cả xe máy điện.
Đặc biệt trong năm 2018, một số hãng xe điện của nước này đã ra mắt chiếc xe máy điện được trang bị ứng dụng sạc nhanh, bộ điều khiển an toàn, linh kiện bền vững và hoàn toàn thân thiện với môi trường. Từ quy trình sản xuất, chế tạo pin, đến lắp ráp các bộ phần xe và đưa xe vào sử dụng đều đáp ứng tiêu chuẩn phát thải thấp hoặc không phát thải. 
Xe máy điện thông minh còn có khả năng tích hợp các phần mềm ứng dụng công nghệ cao mang lại sự trải nghiệm thoải mái cho người lái xe. Người lái dễ dàng điều khiển với cơ chế lái xe tự động hay bộ điều khiển an toàn.

Xe máy điện hoạt động như thế nào?

Một chiếc xe máy điện về cơ bản hoạt động giống như một chiếc xe máy tay ga chạy bằng khí đốt. Động cơ của xe máy điện được thay thế bởi pin hoặc ắc quy lưu trữ năng lượng điện. 
Một xe điện chạy bằng pin sẽ có kích thước động cơ lớn và thường được gắn ở khung gầm giữa thân xe. Xích và bánh răng kết nối động cơ trực tiếp với bánh sau.
Tùy thuộc vào loại pin được sử dụng, tuổi thọ pin trong một chiếc xe máy điện có thể dao động trong khoảng từ 1,5 đến 10 năm. Một số loại pin Lithium đang được sử dụng trên thị trường như: pin Lithium-ion, pin lithium-photphat, pin lithium-ion-photphat, pin axit chì, pin hydride niken-kim loại. Để xe có thể di chuyển, cần cung cấp điện cho pin xe, thời gian sạc tối thiểu 2-3 giờ. 
Động cơ điện này là động cơ sạc vì không dầu bôi trơn và không có khói thải. Bên cạnh đó, động cơ không gây tiếng ồn khi sử dụng.
Hiện nay, việc bảo trì xe điện trở nên dễ dàng và rẻ hơn các phương tiện chạy bằng khí đốt bởi động cơ của xe đơn giản.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like