Xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau có được không?

by Tình
Xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau có được không?

Xin chào CSGT, tôi có một vấn đề thắc mắc như sau: Gia đình tôi vừa mua một chiếc xe máy mới, nhưng do con trai tôi đang tuổi nghịch với hay tò mò nên đã lấy xe đó đi lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau xe. Tôi không hiểu biết nhiều về pháp luật nên rất mong được Luật sư cung cấp thông tin về vấn đề: Xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau có được không? Khi lắp thêm đèn chiếu sáng ở sau xe thì có bị xử phạt khi tham gia giao thông không? Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Để có thể giải đáp thắc mắc về vấn đề trên; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như thế nào?

1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau có được không?

Căn cứ Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

……

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Do vậy, căn cứ theo Khoản 13 Điều 8 Luật trên thì hành vi lắp thêm đèn chiếu sáng vào phía sau xe máy là hành vi lắp đặt đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với xe máy. Đây là một hành vi bị nghiêm cấm theo pháp Luật giao thông.

Xử phạt hành vi điều khiển xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau xe như thế nào?

Theo Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
  • Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
  • Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
  • Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
  • Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
  • Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
  • Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.

Như vậy, trường hợp điều khiển xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng vào phía sau xe thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Lắp thêm đèn chiếu sáng phía sau xe mà không bật có bị phạt không?

Việc lắp đặt và sử dụng đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định. 

Việc tiến hành tìm hiểu lắp đèn trợ sáng không bật có bị phạt không sẽ giúp chủ xe nâng cao nhận thức của chính mình, qua đó tránh các hành vi vi phạm pháp luật không đáng có. Thực tế, ngay cả khi không bật nhưng bạn đã tự ý thay đổi đèn xe không đúng với thiết kế tiêu chuẩn ban đầu đều sẽ bị xử phạt.

Xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau có được không?
Xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau có được không?

Đi xe máy phải bật đèn chiếu sáng trong khoảng thời gian nào?

Điểm l Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trong đó có:

Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Như vậy, thời gian bắt buộc phải sử dụng đèn chiếu sáng khi điều khiển xe máy là từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.

Nếu vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Trường hợp vi phạm gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều này).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau có được không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; Tra cứu chỉ giới xây dựng; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt người chạy trong hầm đường bộ sử dụng đèn chiếu sáng xa?

Tại Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có quy định:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
Với hành vi trên mà gay tai nạn giao thông thì bên cạnh phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa bị phạt bao nhiêu tiền?


Theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.

Tự ý lắp thêm đèn chiếu sáng cho xe máy bị phạt bao nhiêu?

Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
Việc lắp thêm đèn chiếu sáng ở xe máy là tự ý thay đổi đặc tính của xe.

5/5 - (8 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment