Biển báo cấm neo đậu được pháp luật quy định như thế nào?

by Thanh Loan
Biển báo cấm neo đậu được pháp luật quy định như thế nào?

Khi muốn cho đầu tàu neo đậu ở một nơi nhất định, thuyền trưởng điều khiển tàu phải quan sát, ghi chú những vị trí được phép neo đậu; nếu neo đậu trong khu vực cấm neo đậu sẽ bị xử lý nghiêm về hành vi vi phạm hành chính. Vậy biển báo cấm neo đậu được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng CSGT tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 42/2021/TT-BGTVT

Quy định chung về báo hiệu trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định chung về báo hiệu trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa như sau:

a) Các báo hiệu được sử dụng gồm:

Báo hiệu thông báo chỉ dẫn (gồm báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu chiều rộng bị hạn chế, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm quay trở, và báo hiệu phụ) bố trí trên cột đặt trên bờ tại vị trí đặt trạm thượng lưu hoặc hạ lưu;

Báo hiệu được phép đậu đỗ bố trí trên bờ tại điểm giữa vùng nước dành cho phương tiện đậu đỗ chờ mở luồng (nếu không bố trí được báo hiệu trên bờ thì dùng phao giới hạn vùng nước để bố trí);

Báo hiệu điều khiển sự đi lại và đèn tín hiệu được bố trí trên cột đặt tại trạm thượng và hạ lưu. Nếu không có trạm điều tiết thì bố trí chung tại khu vực bố trí báo hiệu thông báo;

Phao báo hiệu được bố trí trên luồng để giới hạn vùng nước hoặc luồng tàu chạy.

b) Thứ tự lắp đặt báo hiệu thông báo chỉ dẫn như sau: báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu chiều rộng bị hạn chế; báo hiệu đầu tiên cách vị trí điều tiết bảo đảm an toàn giao thông ít nhất 500 mét về thượng và hạ lưu.

c) Khoảng cách giữa các cột mang báo hiệu thông báo chỉ dẫn tối thiểu là 05 mét.

d) Trên tuyến vận tải hoạt động 24/24 giờ, các báo hiệu phải có đèn tín hiệu theo quy định.

đ) Báo hiệu được thiết lập phải tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa.

Nghĩa vụ chấp hành quy tắc giao thông đường thủy nội địa

Điều 36 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định nghĩa vụ chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa như sau:

Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thuỷ nội địa quy định tại Luật này.

Thuyền trưởng tàu biển, tàu cá khi điều khiển tàu biển hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thuỷ nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ.

Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:

  • Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
  • Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
  • Đi gần đê, kè khi có nước lớn.

Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.

Biển báo cấm neo đậu được pháp luật quy định như thế nào?
Biển báo cấm neo đậu được pháp luật quy định như thế nào?

Biển báo cấm neo đậu được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Tiết 2.3.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 08/2020/TT-BGTVT (có hiệu lực ngày 01/11/2020) quy định:

Báo hiệu cấm thả neo, cấm kéo rê neo, cáp hoặc xích (C1.3)

Hình dáng: Biển hình vuông

Màu sắc: Nền biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu neo màu đen

Ý nghĩa: Báo “Cấm mọi phương tiện thả neo, kéo rêneo, cáp hoặc xích trong phạm vi hiệu lực của báo hiệu” Không áp dụng với những di chuyển nhỏ tại nơi neo đậu hoặc ma nơ

Căn cứ Tiết 2.3.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 08/2020/TT-BGTVT (có hiệu lực ngày 01/11/2020) quy định:

Báo hiệu cấm đỗ (C1.4)

Hình dáng: Biển hình vuông

Màu sắc: Nền biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu chữ P màu đen

Ý nghĩa: Báo “Cấm mọi phương tiện thả neo và cấm đỗ”

Việc neo đậu phương tiện giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Việc neo đậu phương tiện giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Điều 44 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 với nội dung như sau:

Neo đậu phương tiện trong cảng, bến thuỷ nội địa phải đúng nơi quy định, chấp hành nội quy của cảng, bến thuỷ nội địa và phải bố trí người trông coi phương tiện.

Phương tiện neo đậu ở phía bờ phải để thuyền viên của các phương tiện đậu ở phía ngoài và những người thi hành công vụ đi qua.

Trong trường hợp cần neo đậu phương tiện ở ngoài phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa để hành khách lên xuống hoặc xếp, dỡ hàng hoá phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa. Phương tiện khác chỉ được cập mạn để đón trả hành khách, chuyển tải hàng hoá khi phương tiện này đã neo đậu xong.

Trước khi rời cảng, bến thuỷ nội địa hoặc vị trí neo đậu, phương tiện phải phát âm hiệu, nếu thấy bảo đảm an toàn mới được nhổ neo.

Phương tiện không được neo đậu ở giữa luồng, khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp, luồng hẹp, luồng bị hạn chế trong hành lang bảo vệ cầu hoặc các công trình khác và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Biển báo cấm neo đậu được pháp luật quy định như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn biết thêm kiến thức để sử dụng trong cuộc sống và công việc. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, sang tên nhà đất, tách sổ đỏ, chia thừa kế đất hộ gia đình, Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà, đất… của chúng tôi

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Buộc động vật vào cột báo hiệu cấm neo, đậu gần bến sông có bị phạt tiền?

Mức xử phạt hành chính hành vi buộc động vật vào báo hiệu đường thủy nội địa được quy định cụ thể tại Điểm b, Khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, theo đó:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi buộc động vật vào báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng.
Do đó, đối với hành vi này, bạn có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng hoặc bị phạt cảnh cáo.

Tàu thuyền neo đậu tại nơi có biển báo cấm neo đậu cản trở giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định hiện hành, mức xử phạt đối với các hành vi trên chỉ ở mức từ 100 nghìn – 2 triệu đồng (tùy theo công suất, trọng tải phương tiện), còn dự thảo nghị định đề xuất tăng mức xử phạt lên lên mức từ 1-7 triệu đồng (tùy theo phương tiện).
Áp dụng mức phạt từ 500 nghìn – 1 triệu đồng đối với nhóm phương tiện có sức chở đến 12 người, công suất máy chính dưới 15CV; từ 1-3 triệu đồng đối với nhóm phương tiện sức chở từ trên 20 đến 50 người, phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 500 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn.
Mức phạt 3-5 triệu đồng đối với phương tiện chở trên 50 đến 100 người; chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 800 tấn đến 1.500 tấn. Mức 5-7 triệu đồng áp dụng đối với phương tiện sức chở trên 100 người; phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn và loại phương tiện tương đương.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment