Xe PKL có được chạy làn ôtô?

by Thúy Duy
Xe PKL có được chạy làn ôtô

Hiện nay, giới trẻ Việt Nam và đặc biệt là những người đam mê tốc độ rất ưa chuộng các loại xe phân phối lớn để lưu thông trên đường bộ. Cũng chính vì thế nhiều loại xe phân phối lớn cũng lưu hành tại Việt Nam ngày càng đa dạng, tuy nhiên không phải ai cũng năm rõ về các quy định liên quan đến xe phân phối lớn. Nhiều trường hợp xe phân phối lớn chạy vượt quá tốc độ cho phép hoặc vi phạm liên quan đến làn đường. Vậy xe PKL có được chạy làn ôtô? Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là xe mô tô phân khối lớn?

Những chiếc xe mô tô hai bánh có bình xăng phía trước lộ thiên với dung tích xy lanh trên 175 cm3 được gọi là xe mô tô phân khối lớn.

Hiện nay có rất nhiều dòng xe phân khối lớn với kiểu dáng và màu sắc khác nhau, đi kèm với đó là công suất cũng khác nhau. Một vài dòng xe tiêu biểu như: Kawasaki Z1000, BMW S1000RR, Honda CB1000R,…

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“Điều 59: Giấy phép lái xe

  1. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

b) Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1″.

Như vậy, để được sở hữu và sử dụng chiếc mô tô phân khối lớn bạn cần phải có giấy phép lái xe hạng A2.

Có giấy phép lái xe hạng A1 có được lái xe mô tô phân khối lớn?

Hiện nay, giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3. Cho nên, nếu xe mô tô của bạn có dung tích xi-lanh lớn hơn 175 cm3 thì bạn cần có giấy phép lái xe hạng A2 để có thể điều khiển xe tham gia giao thông. Điều này được quy định cụ thể như sau:

Tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về giấy phép lái xe như sau:

  1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
  2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
    a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
    b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
    c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
  3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
  4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
    a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
    b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
    c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
    d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
    đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
    e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
    g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
  5. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.

Xe PKL có được chạy làn ôtô?

Xe PKL có được chạy làn ôtô

Hiện nay không có quy định pháp luật về việc xe mô tô phân khối lớn được phép chạy ở làn ôtô. Vì vậy, những người điều khiển xe mô tô phân khối lớn chỉ được phép chạy trên làn dành cho xe gắn máy.

Ở nhiều nước trên thế giới cũng đã có quy định pháp luật cho phép về việc xe mô tô phân khối lớn chạy vào làn ôtô như Mỹ, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ Khoản 3 ĐIều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt:

  1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;

b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà:

h) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;

i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;

m) Chạy xe trong hầm không sử dụng đèn chiếu sáng;

o) Chở người ngồi trên xe không đội ”mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội ”mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Xe PKL có được chạy làn ôtô?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ giá đền bù đất Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Xe mô tô phân khối lớn có được chạy trên cao tốc không?

Đường cao tốc chỉ dành cho phương tiện ôtô, nên xe phân khối lớn cũng không được phép chạy trên đường cao tốc. Trường hợp người điều khiển xe mô tô phân khối lớn chạy vào cao tốc hay tuyến đường có biển báo cấm sẽ vi phạm quy định pháp luật. Theo điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Bao nhiêu tuổi thì được lái xe mô tô phân khối lớn?

Theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:
Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Theo đó, để được điều khiển xe mô tô phân khối lớn thì bạn phải trên 18 tuổi và đáp ứng điều kiện khác về sức khỏe.

Dưới 16 tuổi đi xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe quy định như sau:
– Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
– Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất đó là phạt cảnh cáo.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like