Xe tang có quyền vượt qua xe khác không theo quy định năm 2022?

by Thúy Duy
Xe tang có quyền vượt qua xe khác không?

Chào CSGT, hôm qua tại đường quốc lộ tình trạng kẹt rất nặng, lưu thông rất khó khăn. Bỗng có một xe tang vượt lên trước thì có vi phạm luật giao thông không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hiện nay, trong giao thông đường bộ đã quy định chi tiết về xe được quyền ưu tiên. Vậy quy định chi tiết về xe được quyền ưu tiên là gì? Xe tang có quyền vượt qua xe khác không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Xe tang có được quyền ưu tiên vượt đi trước xe khác hay không? 

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe:

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Như vậy, theo quy định trên thì có 05 loại xe được ưu tiên đi trước các khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.

Trong các loại xe nêu trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Như vậy, theo quy định trên, xe tang khi tham gia giao thông thì chỉ được ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự và vẫn phải tuân thủ tín hiệu đèn đỏ, không được phép đi vào đường ngược chiều.

Điều kiện để được vượt xe khác như thế nào?

Về nguyên tắc, khi vượt xe, các xe phải vượt về bên trái (chỉ một số trường hợp mới được vượt về bên phải) và phải đảm bảo các điều kiện:

  • Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  • Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  • Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Các trường hợp được phép vượt bên phải

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

  • Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
  • Khi xe điện đang chạy giữa đường;
  • Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Các trường hợp không được vượt xe

Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

  • Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ;
  • Trên cầu hẹp có một làn xe;
  • Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
  • Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
  • Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
  • Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Xe tang có được quyền ưu tiên vượt đèn đỏ?

Xe tang có quyền vượt qua xe khác không?
Xe tang có quyền vượt qua xe khác không?

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.

b. Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d. Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ. Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Như vậy, theo quy định trên, xe tang khi tham gia giao thông thì chỉ được ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự và vẫn phải tuân thủ tín hiệu đèn đỏ, không được phép đi vào đường ngược chiều.

Xe tang không được vượt xe khác trong trường hợp nào?

Căn cứ Khoản 5 Điều 14 quy định về các trường hợp xe tang không được vượt xe khác như sau:

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Không nhường đường cho xe ưu tiên, phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định 100 năm 2019, xe phạm lỗi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị xử phạt theo mức sau:

SttPhương tiệnMức phạt theo Nghị định 100Căn cứ
1Ô tô+ 03 – 05 triệu đồng;+ Tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01 – 03 tháng;+ Tước GPLX từ 02 – 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)Điểm h khoản 5, điểm b, điểm c khoản 11 Điều 5
2Xe máy+ 600.000 đồng – 01 triệu đồng;+ Tước GPLX từ 01 – 03 tháng;+ Tước GPLX từ 02 – 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)Điểm đ khoản 4, điểm b, điểm c khoản 10 Điều 6
3Máy kéo, xe máy chuyên dùng+ 800.000 đồng – 01 triệu đồng;+ Tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng;+ Tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 02 – 04 thángĐiểm e khoản 4, điểm a, điểm b khoản 10 Điều 7

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xe tang có quyền vượt qua xe khác không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xe tang có phải nộp phí đường bộ không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 293/2016/TT-BTC quy định về miễn phí sử dụng đường bộ đối với các trường hợp sau đây:
“1. Xe cứu thương.
2. Xe chữa cháy.
3. Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ gồm:
a) Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác).
b) Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ mà trên Giấy đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ lễ tang. Đơn vị phục vụ lễ tang phải có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động lễ tang (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại) gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, Quỹ bảo trì đường bộ trung ương và xuất trình cho đơn vị đăng kiểm (khi đăng kiểm xe)…”

Xe tang hay xe chở thư báo được ưu tiên đi trước khi qua phà?

Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.

Xe tang được phép đi ngược chiều không?

Đối với xe tang khi tham gia giao thông thì chỉ được ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự và vẫn phải tuân thủ tín hiệu đèn đỏ, không được phép đi vào đường ngược chiều.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment