Xin vượt xe phía trước có được bấm còi không?

by Thúy Duy
Xin vượt xe phía trước có được bấm còi không?

Chào CSGT, con đường tôi đi làm luôn ở tình trạng tắt đường thường xuyên dẫn đến việc nhiều xe ở sau liên tục bấm còi in ỏi để xin vượt lên trước thì có đúng luật giao thông không? Quy định về sử dụng còi xe thế nào? Mong được tư vấn.

Chào bạn, tình trạng xe bấm còi để xin vượt lên phía trước đã không còn xa lạ, nhất là các đoạn đường quốc lộ với tình trạng ùn tắt giao thông thưởng xuyên. Vậy xin vượt xe phía trước có được bấm còi không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để được vượt xe

Về nguyên tắc, khi vượt xe, các xe phải vượt về bên trái (chỉ một số trường hợp mới được vượt về bên phải) và phải đảm bảo các điều kiện:

  • Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  • Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  • Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Các trường hợp được phép vượt bên phải

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

  • Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
  • Khi xe điện đang chạy giữa đường;
  • Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Các trường hợp không được vượt xe

Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

  • Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ;
  • Trên cầu hẹp có một làn xe;
  • Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
  • Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
  • Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
  • Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Xin vượt xe phía trước có được bấm còi hay không?

Xin vượt xe phía trước có được bấm còi không?
Xin vượt xe phía trước có được bấm còi không?

Tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về vấn đề vượt xe như sau:

1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp xin vượt xe phía trước thì sẽ được phép bấm còi. Tuy nhiên, ở các đô thị và khu đông dân cư thì sẽ không được bấm còi mà chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Sử dụng còi xe đúng cách thể hiện văn hóa giao thông

Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Giao thông đường bộ 2008.

Ngoài ra, Luật này cũng quy định điều kiện của xe cơ giới tham gia giao thông phải có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.

Như vậy, người sử dụng còi xe đúng cách là người:

  • Không bấm còi trong đô thị, khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ xe ưu tiên;
  • Không bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu dân cư. Đặc biệt, ô tô không được bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư;
  • Đi xe có còi và còi phải có tác dụng;
  • Không “độ” còi, phải sử dụng còi đúng quy chuẩn của loại xe đang sử dụng;
  • Chỉ sử dụng còi khi cần thiết, nhằm cảnh báo cho người khác trong những trường hợp cần thiết.

Việc sử dụng còi xe “vô tội vạ” không phải chuyện hiếm, đặc biệt ở các thành phố lớn trong giờ tan tầm. Tuy nhiên, việc này không những chẳng mang lại tác dụng gì mà còn khiến thành phố bị ô nhiễm tiếng ồn, người tham gia giao thông trở nên khó chịu. Thậm chí, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Khi nào bấm còi xe bị phạt?

Điều khiển ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô

  • Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng), theo điểm g khoản 1 điều 5.
  • Bấm còi liên tục, bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến một triệu đồng, theo điểm b khoản 3 điều 5.

Căn cứ điểm c khoản 11 điều 5, các trường hợp vi phạm nêu trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy

  • Bấm còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, theo điểm n khoản 1 điều 6.
  • Bấm còi liên tục trong đô thị, khu đông dân cư (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, theo điểm c khoản 3 điều 6.

Căn cứ điểm c khoản 10 điều 6, các trường hợp vi phạm nêu trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, theo điểm d khoản 3 điều 7.

Căn cứ điểm b khoản 10 điều 7, trường hợp vi phạm nêu trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xin vượt xe phía trước có được bấm còi không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Còi xe ô tô bị hỏng thì xin vượt bằng đèn được không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về vượt xe như sau:
Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Như vậy, theo quy định trên thì xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Do vậy, trường hợp còi xe bị hỏng thì có thể xin vượt bằng đèn xe khi quan sát đủ an toàn.

Có được lùi xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường hay không?

Tại Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về vấn đề lùi xe như sau:
1. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.
Theo đó, tại phần đường dành cho người đi bộ qua đường thì người điều kiển phương tiện sẽ không được lùi xe.

Các loại biển báo cấm vượt hiện nay?

Biển số P.125 “Cấm vượt”
Biển số P.126 “Cấm xe ô tô tải vượt

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment