Biển báo giao nhau với đường ưu tiên có biển phụ không?

by Ngọc Gấm
Biển báo giao nhau với đường ưu tiên có biển phụ không?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về biển báo giao nhau với đường ưu tiên có biển phụ không? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Để cảnh báo cho các phương tiện lưu thông trên đường bộ sắp đến nơi có đoạn đường giao nhau với đường ưu tiên, thì Bộ Giao thông và vận tải đã cho lấp đặt các biển báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì biển báo giao nhau với đường ưu tiên có biển phụ không?

Để có thể giải đáp thắc mắc về biển báo giao nhau với đường ưu tiên có biển phụ không?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu như sau:
– Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
  • Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
  • Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
  • Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
  • Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Quy định về thứ tự đường ưu tiên tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:
– Quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:

  • Đường cao tốc;
  • Quốc lộ;
  • Đường đô thị;
  • Đường tỉnh;
  • Đường huyện;
  • Đường xã;
  • Đường chuyên dùng.

– Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:

  • Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
  • Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
  • Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
  • Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
  • Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.
  • Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức cùng đồng thời là
    đường ưu tiên.

Phân loại biển báo hiệu tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về phân loại biển báo hiệu như sau:
– Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
– Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

  • Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
  • Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
  • Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
  • Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
  • Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển tại khoản 15.1, 15.2, 15.3, 15.4 Điều này hoặc được sử dụng độc lập.
Biển báo giao nhau với đường ưu tiên có biển phụ không?
Biển báo giao nhau với đường ưu tiên có biển phụ không?

Đường ưu tiên là đường như thế nào?

Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đường ưu tiên được định nghĩa như sau:

Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

Biển báo giao nhau với đường ưu tiên là biển báo như thế nào?

Theo quy định tại Phụ lục C phần C.8 Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính) quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển giao nhau với đường ưu tiên như sau:
– Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
– Các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
– Bên dưới biển số W.208, có thể đặt biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên” nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng (rẽ ngoặt).
– Trường hợp đặt biển số W.208 ở trong khu đông dân cư, biển được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên. Ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.

Biển báo giao nhau với đường ưu tiên có biển phụ không?

Quy định về Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” tại QCVN 41:2019/BGTVT như sau:

– Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: Trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm
biển phụ số S.502.

– Trên tất cả các nhánh đường giao với đoạn đường ưu tiên (đoạn đường nằm giữa biển số I.401 và biển số I.402) ở nơi đường giao nhau, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”.

– Trên các đường không ưu tiên, ở những điểm giao nhau, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” hoặc biển số R.122 “Dừng lại”, bên dưới có đặt biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên”.

Như vậy: Trong một số trường hợp khi đặt biển báo giao nhau với đường ưu tiên sẽ phải đặt thêm biển phụ. Các biển báo phụ có thể được đặt cùng với biển báo giao nhau với đường ưu tiên là biển phụ số S.502; biển số S.506b.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Biển báo giao nhau với đường ưu tiên có biển phụ không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; chia thừa kế nhà đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về biển báo tốc độ trong khu dân cư?

Biển số R.420: “Bắt đầu khu đông dân cư”:
Để báo hiệu bắt đầu đoạn đường vào phạm vi khu đông dân cư, phải đặt biển số R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư”.
Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư.
Trong phạm vi biển số R.420 có hiệu lực, khi gặp biển báo tốc độ tối đa cho phép (biển số P.127) người tham gia giao thông phải chấp hành quy định của biển số P.127.
Biển số R.421: Hết khu đông dân cư:
Để báo hiệu hết đoạn đường qua phạm vi khu đông dân cư, phải đặt biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”. Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư đã hết hiệu lực.

Biển báo hết tốc độ tối đa cho phép là gì?

Các loại biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa được quy định theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.
Biển số DP.134:
Biển số DP.134 “Hết tốc độ tối đa cho phép” báo hết đoạn đường tốc độ tối đa. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.
Biển số DP.134 là biển báo giao thông hình tròn, nền màu trắng, viền xanh; ở giữa biển là gạch sọc màu đen kéo từ góc trên bên phải xuống đến góc dưới bên trái đè lên một con số biểu thị cho tốc độ tối đa cho phép xe chạy trước đó. Biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa được minh họa như hình dưới đây.
Biển số DP.135:
Biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”; báo hết đoạn đường mà nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực; trong đó có cả biển báo hạn chế tốc độ tối đa.
Biển số DP.135 là biển báo giao thông hình tròn, nền màu trắng, viền xanh; ở giữa biển là gạch sọc màu đen kéo từ góc trên bên phải xuống đến góc dưới bên trái. Biển số DP.135 được minh họa như hình dưới đây.
Biển số DP.127:
Biển số DP.127 “Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép”; báo hết đoạn đường tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Biển số DP.127 được minh họa như hình dưới đây.

Quy định về biển báo hiệu đường đôi?

Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi W.235:
Số hiệu biển báo bắt đầu đường đôi là W.235. Trong đó thì tên gọi chính xác của số hiệu W.235 là: Biển báo đường đôi
Ý nghĩa biển báo: Biển nào báo hiệu đường đôi được đặt để báo trước người điều khiển phương tiện tham gia lưu thống sắp điều khiển phương tiện đi đến đoạn đường dạng đôi (chiều đi và chiều về phân biệt rõ ràng bằng giải phân cách cứng đặt giữa).
Loại biển báo bắt đầu đường đôi thường được đặt ở đầu những đoạn đường có đường dạng đôi. Ở vị trí dễ thấy để người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông có thể kịp thời điều khiển phương tiện đúng theo quy định. 
Biển báo hiệu hết đường đôi W.236:
Số hiệu biển báo hết đường dạng đôi là W.236
Tên gọi biển báo: Hết đường đôi
Ý nghĩa biển báo: Biển báo hết đường đôi này được đặt để báo trước với người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông là sắp kết thúc đoạn đường dạng đôi. (đoạn đường hết giải phân cách). Tức là đoạn đường dạng đôi chỉ được chia bằng vạch sơn sẽ không phải đặt biển này.
Ngoài ra còn có một dạng đường khác khiến cho nhiều chủ xe khi tham gia giao thông hay mắc phải vi phạm đó chính là đường 1 chiều. Tìm hiểu ngay tất tần tật các thông tin về biển báo đường 1 chiều để nắm rõ và chấp hành đúng luật, tránh các vi phạm làm thâm hụt túi tiền.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment