Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?

by Ngọc Gấm
Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Tại các nơi giao nhau là những nơi thường có số lượng tai nạn giao thông xảy thường xuyên, cho nên để giảm tình trạng xảy ra tai nạn giao thông tại những nơi giao nhau, Bộ Giao thông vận tải đã cho lắp đặt các biển báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm. Vậy theo quy định của pháp luật thì biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?

Để có thể giải đáp thắc mắc về quy định về biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Hệ thống báo hiệu đường bộ tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:

– Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông,biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

  • Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
  • Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
  • Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

– Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

  • Tín hiệu xanh là được đi;
  • Tín hiệu đỏ là cấm đi;
  • Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

– Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

  • Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
  • Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
  • Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
  • Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
  • Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

– Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

– Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

– Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

Tác dụng của biển báo nguy hiểm tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 31 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo như sau:
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao
thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử
lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 32 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo như sau:

  • Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;
  • Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
  • Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;
  • Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;
  • Biển số W.204: Đường hai chiều;
  • Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;
  • Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;
  • Biển số W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l): Giao nhau với đường không ưu tiên
  • (đường nhánh);
  • Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính);
  • Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;
  • Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;
  • Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;
  • Biển số W.211b: Giao nhau với đường tàu điện;
  • Biển số W.212: Cầu hẹp;
  • Biển số W.213: Cầu tạm;
  • Biển số W.214: Cầu quay – Cầu cất;
  • Biển số W.215a: Kè, vực sâu phía trước;
  • Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu bên đường phía bên phải; Kè, vực sâu bên
  • đường phía bên trái;
  • Biển số W.216a: Đường ngầm;
  • Biển số W.216b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;
  • Biển số W.217: Bến phà;
  • Biển số W.218: Cửa chui;
  • Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;
  • Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;
  • Biển số W.221a: Đường lồi lõm;
  • Biển số W.221b: Đường có gồ giảm tốc;
  • Biển số W.222a: Đường trơn;
  • Biển số W.222b: Lề đường nguy hiểm;
  • Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;
  • Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;
  • Biển số W.225: Trẻ em;
  • Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;
  • Biển số W.227: Công trường;
  • Biển số W.228 (a,b): Đá lở;
  • Biển số W.228c: Sỏi đá bắn lên;
  • Biển số W.228d: Nền đường yếu;
  • Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;
  • Biển số W.230: Gia súc;
  • Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;
  • Biển số W.232: Gió ngang;
  • Biển số W.233: Nguy hiểm khác;
  • Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;
  • Biển số W.235: Đường đôi;
  • Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;
  • Biển số W.237: Cầu vồng;
  • Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;
  • Biển số W.239a: Đường cáp điện ở phía trên; Biển số W.239b: Chiều cao tĩnh
  • không thực tế;
  • Biển số W.240: Đường hầm;
  • Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;
  • Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;
  • Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
  • Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;
  • Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);
  • Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;
  • Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.
Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?
Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?

Kích thước hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm

Theo quy định tại Điều 33 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm như sau:
– Biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
– Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Phụ lục C và Điều 16 và Điều 17 của QCVN 41:2019/BGTVT.

Vị trí đặt biển báo nguy hiểm tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 34 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển như sau:

– Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt trước nơi định báo một khoảng cách phù hợp với phương tiện tham gia giao thông và thực tế hiện trường đảm bảo dễ quan sát, không ảnh hưởng tới tầm nhìn.

– Khoảng cách từ biển đến nơi định báo nên thống nhất trên cả đoạn đường có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn, cần thiết có thêm biển phụ số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.
– Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm
biển phụ số S.502.
– Mỗi kiểu biển báo báo một yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra ở một vị trí hoặc một đoạn đường. Nếu yếu tố nguy hiểm xảy ra trên một đoạn đường, đặt biển phụ số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” để chỉ rõ chiều dài đoạn đường nguy
hiểm bên dưới các biển số W.202 (a,b), W.219, W.220, W.221a, W.225, W.228, W.231, W.232. Nếu chiều dài có cùng yếu tố nguy hiểm lớn thì đặt biển nhắc lại kèm biển phụ số S.501 ghi chiều dài yếu tố nguy hiểm còn lại tiếp đó.
– Hạn chế sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo tràn lan nếu các tính chất không thực sự gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
– Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ:
– Trường hợp chỗ ngoặt nguy hiểm đã có biển hạn chế tốc độ tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 40 km/h thì không phải đặt biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm (biển số W.201 (a,b) và biển số W.202 (a,b);
– Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng, nếu đã đặt biển hạn chế tốc độ tối đa dưới 50 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số W.221 (a,b) và biển số W.222a);
– Đường trong khu đông dân cư, tốc độ xe đi chậm, liên tục có đường giao nhau tại ngã ba, ngã tư thì không nhất thiết đặt biển số W.205 (a, b, c, d, e) “Đường giao nhau”.
-Tại các nơi đường được ưu tiên giao với các đường khác mà không được xem là nơi đường giao nhau theo quy định của Quy chuẩn này thì không cần đặt các biển W.207, W.208. Tuy nhiên, có thể sử dụng các biển này hoặc sử dụng vạch sơn kiểu mắt võng khi thấy cần thiết.

Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?

Thứ nhất: Biển giao nhau với đường sắt có rào chắn.

Theo quy định tại Phụ lục C phần C.10 Biển số W.210 ” Giao nhau với đường sắt có rào chắn” quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển giao nhau với đường sắt có rào chắn như sau:
Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông, đặt biển số W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”.

Thứ hai: Biển giao nhau với đường ưu tiên.

Theo quy định tại Phụ lục C phần C.8 Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính) quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển giao nhau với đường ưu tiên như sau:
– Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
– Các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
– Bên dưới biển số W.208, có thể đặt biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên” nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng (rẽ ngoặt).
– Trường hợp đặt biển số W.208 ở trong khu đông dân cư, biển được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên. Ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.

Thứ ba: Biển giao nhau có điền tín hiệu giao thông.

Theo quy định tại Phụ lục C phần C.9 Biển số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn” quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển giao nhau có điền tín hiệu giao thông như sau:

  • Để báo trước nơi giao nhau có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn trong trường hợp người tham gia giao thông khó quan sát thấy đèn để kịp thời xử lý, đặt biển số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”. Trường hợp dễ dàng nhận biết đèn tín hiệu thì không nên đặt biển số W.209.
  • Biển số W.209 có thể được dùng bổ sung hoặc thay thế cho các biển số W.205, W.206, W.207, W.208.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép?

Biển số R.306: Tốc độ tối thiểu cho phép:
Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số R.306 hết tác dụng, kể từ biển này các xe được phép chạy chậm hơn trị số ghi trên biển nhưng không được gây cản trở các xe khác.

Biển dốc lên nguy hiểm như thế nào?

a) Để báo trước sắp tới đoạn đường lên dốc nguy hiểm, đặt biển số W.220 “Dốc lên nguy hiểm”.
b) Con số ghi trong biển chỉ độ dốc thực tế tính bằng %, làm tròn đến %. Chiều dài của đoạn dốc được chỉ dẫn bằng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.
c) Những vị trí lên dốc nguy hiểm là: Độ dốc từ 6% trở lên và chiều dài dốc trên 600 m; Độ dốc từ 10% trở lên và chiều dài dốc trên 140 m; Người lái các phương tiện phải lựa chọn phương thức chạy xe cho phù hợp để xe lên dốc một cách thuận lợi, an toàn.

Biển báo đường người đi xe đạp cắt ngang như thế nào?

Biển số W.226 “Đường người đi xe đạp cắt ngang”
Để báo trước là gần tới vị trí thường có người đi xe đạp từ những đường nhỏ cắt ngang qua hoặc từ đường dành cho xe đạp đi nhập vào đường ôtô, đặt biển số W.226 “Đường người đi xe đạp cắt ngang”.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment