Giao nhau với đường ưu tiên là gì?

by Ngọc Gấm
Giao nhau với đường ưu tiên là gì?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về biển giao nhau với đường ưu tiên là gì? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Để cho việc giao thông diễn ra thuận lợi hơn, Nhà nước đã cho gắn các biển báo giao thông nhằm mục đích điều phối giao thông công cộng. Chính vì trên tất cả các đường phố tại Việt Nam đều có gắn các biển báo giao thông hướng dẫn di chuyển, nên khi điều khiển phương tiện người tham gia giao thông cần chú ý quan sát. Vậy theo quy định của pháp luật thì biển giao nhau với đường ưu tiên là gì?

Để có thể giải đáp thắc mắc về quy định về biển giao nhau với đường ưu tiên là gì?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:

– Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

– Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Hệ thống báo hiệu đường bộ tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:

– Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông,biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

  • Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
  • Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
  • Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

– Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

  • Tín hiệu xanh là được đi;
  • Tín hiệu đỏ là cấm đi;
  • Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

– Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

  • Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
  • Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
  • Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
  • Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
  • Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

– Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

– Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

– Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

Giao nhau với đường ưu tiên là gì?
Giao nhau với đường ưu tiên là gì?

Chấp hành báo hiệu đường bộ tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

– Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

– Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

– Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Giao nhau với đường ưu tiên là gì?

Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đường ưu tiên được định nghĩa như sau: Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

Theo quy định tại Phụ lục C phần C.8 Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính) quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển giao nhau với đường ưu tiên như sau:
– Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
– Các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
– Bên dưới biển số W.208, có thể đặt biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên” nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng (rẽ ngoặt).
– Trường hợp đặt biển số W.208 ở trong khu đông dân cư, biển được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên. Ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.

Quy định về Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” như sau:

– Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: Trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm
biển phụ số S.502.

– Trên tất cả các nhánh đường giao với đoạn đường ưu tiên (đoạn đường nằm giữa biển số I.401 và biển số I.402) ở nơi đường giao nhau, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”.

– Trên các đường không ưu tiên, ở những điểm giao nhau, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” hoặc biển số R.122 “Dừng lại”, bên dưới có đặt biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên”.

Không tuân thủ biển báo giao nhau với đường ưu tiên thì bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi không tuân thủ biển báo giao nhau với đường ưu tiên như sau:

Phương tiện giao thôngHình thức xử phạtNếu gây ra tai nạn giao thông
Ô tô800.000 – 01 triệu đồng (Điểm n khoản 3 Điều 5)Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 11 Điều 5)
Xe máy300.000 – 400.000 đồng (Điểm e khoản 2 Điều 6)Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6)
Xe máy chuyên dùng, máy kéo400.000 – 600.000 đồng (Điểm đ khoản 3 Điều 7)Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 7)
Xe đạp80.000 – 100.000 đồng (Điểm n khoản 1 Điều 8)Không quy định

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Giao nhau với đường ưu tiên là gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; chia nhà đất sau ly hôn; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có được quay đầu xe ở nơi giao nhau với đường ưu tiên hay không?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về chuyển hướng xe như sau:
– Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
– Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Như vậy không có quy định nơi giao nhau với đường ưu tiên thì không được phép quay đầu. Nên về mặt lý thuyết thì Vẫn được phép quay khi ở nơi giao nhau với đường ưu tiên. Tuy nhiên trên thực tế đối với xe ô tô khi di chuyển trên đường bộ không phải khu vực nào cũng được phép quay đầu xe. Chỉ khi có biển báo chổ quay đầu xe thì bạn mới được phép quay đầu xe mà thôi.

Thứ tự đường ưu tiên hiện nay được quy định như thế nào?

Thứ tự đường ưu tiên được sắp xếp như sau:
– Đường cao tốc;
– Quốc lộ;
– Đường đô thị;
– Đường tỉnh;
– Đường huyện;
– Đường xã;
– Đường chuyên dùng.

Xử phạt quy định tại những nơi giao nhau với đường ưu tiên như thế nào?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng: Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
+ Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
+ Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau;
+ Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;
+ Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
+ Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
Phạt từ 01-02 triệu: Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment