Cách làm lại bằng lái xe máy năm 2022

by Thanh Hằng
Cách làm lại bằng lái xe máy

Người điều khiển xe máy, ô tô khi tham gia giao thông cần có Giấy phép lái xe. Nhưng nếu bị mất thì xin cấp lại thế nào là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Cấp lại bằng lái xe máy là việc mà chủ giấy phép lái xe thuộc trường hợp mà phải cấp lại như bị mất, hỏng hoặc thất lạc thì có thể tiến hành thực hiện việc gửi đơn lên cơ quan có thẩm quyền để xin cấp lại giấy phép lái xe, đảm bảo việc tham gia giao thông đúng theo quy định pháp luật. Vậy cách làm lại bằng lái xe máy được quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây CSGT xin được hướng dẫn cụ thể giúp bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Quy định về bằng lái xe máy

Bằng lái xe máy hay còn gọi là giấy phép lái xe, là chứng chỉ cho phép một cá nhân được phép tham gia lưu thông, vận hành xe máy trên đường, do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chỉ khi được cấp bằng lái xe, người điều khiển phương tiện mới đủ điều kiện về mặt pháp lý để tham gia giao thông

Trong trường hợp bị mất bằng lái xe, người dân có thể tiến hành xin cấp lại bằng lái xe.

Cách làm lại bằng lái xe máy
Cách làm lại bằng lái xe máy

Cách làm lại bằng lái xe máy

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe bị mất

Trường hợp bằng lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng

Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, người có Giấy phép lái xe bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe như sau:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

– Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe (nếu có);

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

– Bản sao CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện Giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại Giấy phép lái xe.

Trường hợp bằng lái xe quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên

Người có Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:

– Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;

– Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Người lái xe chuẩn bị 01 bộ hồ sơ dự sát hạch lại, bao gồm:

– Bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam); Hộ chiếu còn thời hạn (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài);

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

– Đơn đề nghị đổi (cấp lại) Giấy phép lái xe theo mẫu quy định có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;

– Bản chính hồ sơ gốc của Giấy phép lái xe bị mất (nếu có).

Khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, thời gian cấp Giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

Bước 3: Nộp lệ phí cấp lại bằng lái xe

Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định cụ thể lệ phí cấp lại bằng lái xe bị mất như sau:

– Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.

– Phí sát hạch lái xe:

+ Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

 + Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận bằng lái xe cấp lại

Theo thời hạn trên giấy hẹn, người làm thủ tục đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại.

Như vậy, việc làm thủ tục cấp lại bằng lái xe bị mất là bắt buộc đối với mọi tài xế. Theo điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 800.000 đồng – 04 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy, ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe máy, ô tô mà không có Giấy phép lái xe.

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe 

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư số 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải như sau:

– Bằng lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn;

– Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam). Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

– Bằng lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

– Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Không có bằng lái xe phạt bao nhiêu?

Nếu không có hoặc không mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Đối với xe ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô

  • Không có Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm b khoản 8 Điều 21). Ngoài ra bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết đinh xử phạt.
  • Không mang theo Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Trừ trường hợp Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Không có Giấy phép lái xe

  • Đối với xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
  • Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Không mang Giấy phép lái xe

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, trừ trường hợp:

  • Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
  • Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Đối với xe máy chuyên dùng

  • Không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cách làm lại bằng lái xe máy“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm ngừng kinh doanh; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe cho xe ô tô có giống với xe máy không?

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe cho xe máy và ô tô là giống nhau
Nếu giấy phép lái xe ô tô còn đang trong thời hạn hoặc đã hết hạn khi dưới 3 tháng thì không cần thi lại
Nếu giấy phép lái xe ô tô đã hết hạn từ 3 – 12 tháng và bạn cần phải thi lại phần lý thuyết

Thời hạn cấp lại giấy phép lái xe là bao lâu?

Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại giấy phép lái xe?

Bạn có thể xin cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc là Sở Giao thông vận tải của nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú.

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment