Chở vật liệu không có bạt che đậy có bị phạt không?

by Ngọc Trinh
Chở vật liệu không có bạt che đậy có bị phạt không?

Khi tham gia giao thông trên đường, chúng ta có thể dễ dàng thấy hình ảnh những phương tiện chở vật liệu. Có những phương tiện chở vật liệu được che đậy cẩn thận. Nhưng cũng có những xe chỉ chở đầy vật liệu mà không được che chắn gì. Những hành vi như vậy gây nguy hiểm không chỉ đối với chính phương tiện và người đó mà còn ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông xung quanh. Vì chở vật liệu cồng kềnh không che đậy có thể rơi đổ ngay trên đường, hay chở cát sẽ gây bụi cho người sau rất nguy hiểm. Vậy “Chở vật liệu không có bạt che đậy có bị phạt không?”. Hãy cùng csgt đi tìm hiểu vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định vận tải hàng hóa bằng ô tô

Theo quy định tại Điều 72 Luật giao thông đường bộ 2008:

1. Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:

a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;

b) Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;

b) Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.

Như vậy hàng hóa vận chuyển phải được che đậy, không được để rơi vãi.

Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa là gì?

1. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó;

b) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Từ chối vận chuyển nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.

2. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện;

c) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

d) Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;

đ) Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.

3. Chính phủ quy định giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa.

Chở vật liệu không có bạt che đậy có bị phạt không?
Chở vật liệu không có bạt che đậy có bị phạt không?

Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa

Người thuê vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:

  • Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Người thuê vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng;
  • Thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải hàng hóa;
  • Cử người áp tải hàng hóa trong quá trình vận tải đối với loại hàng hóa bắt buộc phải có người áp tải.

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng

Người nhận hàng có các quyền sau đây:

  • Nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyển hoặc chứng từ tương đương khác;
  • Yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng chậm;
  • Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải để yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa;
  • Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.

Người nhận hàng có các nghĩa vụ sau đây:

  • Nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận; xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa;
  • Thanh toán chi phí phát sinh do nhận hàng chậm.

Chở vật liệu không có bạt che đậy có bị phạt không?

Căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông như sau:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ;

b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;

c) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

Như vậy hành vi chở vật liệu mà không che đậy sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: Chở vật liệu không có bạt che đậy có bị phạt không?”. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp thắc mắc cho bạn đọc. Hoặc để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục sang tên nhà đất, Thủ tục tặng cho nhà đất… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt bao nhiêu đối với xe chở cát không che đậy?

Hành vi chở vật liệu mà không che đậy sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Xe chở gạch đá mà không che đậy có bị xử phạt không?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định sẽ xử phạt đối với hành vi:
b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Anh A chở vật liệu xây dựng cho nhà chị X nhưng không che đậy làm rơi vãi ra đường. Hành vi của anh A có bị vi phạm pháp luật không?

Hành vi kể trên của anh A là hành vi vi phạm pháp luật. Anh A sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Ngoài ra anh A còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

5/5 - (5 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment