Chủ tàu có được bán thức ăn và nước uống cho thuyền viên trên tàu biển không?

by Anh Lan
Chủ tàu có được bán thức ăn và nước uống cho thuyền viên trên tàu biển không?

Với một số đặc thù của ngành nghề hàng hải mà vấn đề đồ ăn, thức uống trên tàu biển của các thuyền viên sẽ do chủ tàu có trách nhiệm lo liệu. Vậy chủ tàu có được bán thức ăn và nước uống cho thuyền viên trên tàu biển không? Để làm rõ vấn đề này mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Thuyền viên là gì?

Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người (Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông ĐTNĐ)

Chủ tàu có được bán thức ăn và nước uống cho thuyền viên trên tàu biển không?

Tại Điều 67 Bộ luật Hàng hải 2015 có quy định về thực phẩm và nước uống cho thuyền viên trên tàu biển như sau:

1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp miễn phí thực phẩm và nước uống bảo đảm về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng, đa dạng về chủng loại và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thuyền viên trên tàu biển; phù hợp về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên.

2. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng chỉ định phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và lập hồ sơ về các nội dung sau đây:

a) Việc cung cấp thực phẩm và nước uống;

b) Kho, két và thiết bị được sử dụng để bảo quản, dự trữ thực phẩm và nước uống;

c) Nhà bếp và thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ bữa ăn.

3. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục vụ thuyền viên trên tàu biển. Trường hợp trên tàu bố trí dưới mười thuyền viên thì không bắt buộc có bếp trưởng nhưng phải bố trí cấp dưỡng.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm và nước uống, định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển.

Căn cứ theo quy định hiện hành, Chủ tàu phải có trách nhiệm cung cấp miễn phí thực phẩm và nước uống cho thuyền viên trên tàu biển. Việc chủ thuyền không cung cấp mà tiến hành bán là vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm của Chủ tàu trong việc chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển như thế nào?

Tại Khoản 2 Điều 68 Bộ luật Hàng hải 2015 có quy định trách nhiệm của Chủ tàu trong việc chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển như sau:

2. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định sau đây:

Trách nhiệm của Chủ tàu trong việc chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển như thế nào?
Trách nhiệm của Chủ tàu trong việc chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển như thế nào?

a) Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thuyền viên trên tàu như người lao động làm việc trên bờ về thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế, thông tin y tế và tham vấn chuyên môn về y tế;

b) Bảo đảm cho thuyền viên được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở nha khoa tại cảng mà tàu ghé vào;

c) Có các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải, bệnh tật thông qua tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho thuyền viên.

Hợp đồng lao động thuyền viên được quy định như thế nào?

Hợp đồng lao động thuyền viên được quy định tại Điều 4 Nghị định 121/2014/NĐ-CP hướng dẫn Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển như sau:

1. Trước khi làm việc trên tàu biển, chủ tàu và thuyền viên phải ký kết hợp đồng lao động thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không trực tiếp ký kết hợp đồng lao động thuyền viên thì ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện thực hiện. Việc ký kết, ủy quyền; thực hiện hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của Bộ luật Lao động; Nghị định này và văn bản có liên quan.

2. Ngoài những nội dung cơ bản được quy định tại Bộ luật Lao động; hợp đồng lao động thuyền viên phải có thêm các nội dung sau:

a) Việc hồi hương của thuyền viên;

b) Bảo hiểm tai nạn;

c) Tiền thanh toán nghỉ hằng năm;

d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động thuyền viên.

3. Hợp đồng lao động thuyền viên, các phụ lục, tài liệu liên quan được làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có giá trị pháp lý như nhau.

Trách nhiệm chung của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?

Trách nhiệm chung của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

– Chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật của nước khác khi phương tiện của Việt Nam đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước đó.

– Chấp hành kỷ luật lao động; thực hiện đầy đủ phạm vi trách nhiệm theo chức danh trong khi làm việc; chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thuyền trưởng và người chỉ huy trực tiếp; thực hiện đầy đủ thủ tục giao nhận ca; ghi chép nhật ký đầy đủ, rõ ràng.

– Chỉ rời phương tiện khi được phép của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc chủ phương tiện.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Chủ tàu có được bán thức ăn và nước uống cho thuyền viên trên tàu biển không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển như thế nào?

1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ và khai báo đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến tàu biển đăng ký quy định tại Điều 20 và Điều 24 của Bộ luật này cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
2. Trường hợp tàu biển do tổ chức, cá nhân Việt Nam đóng mới, mua, được tặng cho, thừa kế thì chủ tàu có trách nhiệm đăng ký tàu biển theo quy định.
3. Chủ tàu có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật.
4. Sau khi chủ tàu hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.
5. Chủ tàu có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam về mọi thay đổi của tàu…

Thuyền viên điều khiển tàu cá không có bằng thuyền viên thì xử phạt thuyền viên hay chủ tàu cá?

Khoản 3 Điều 38 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về thuyền viên; người làm việc trên tàu cá như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối một trong các hành vi sau đây:
a) Thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định.
=> Như vậy, trường hợp thuyền viên làm việc trên tàu không có chứng chỉ theo yêu cầu; thì sẽ xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên đó.

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment