Phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường?

by Ngọc Gấm
Phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc có phải bị phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Ngày nay trên các tuyến đường lớn như quốc lộ 1A liên tục phát hiện nhiều đoạn đường bị rải vật sắt nhọn; và đã gây ra tình trạng bị lũng bánh xe. Đây là một hành vi không chỉ bị xã hội lên án gây gắt mà nó còn là một hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định mới có thể bị phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường? điều này có đúng hay không?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc có phải bị phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Nguyên tắc khi tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam?

– Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

– Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại Việt Nam như thế nào?

– Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

– Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.

– Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.

– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.

– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.

Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

Phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường?
Phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường?

Phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường?

Phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường? Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có đề cập:

“2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ”.

Như vậy dựa theo quy định trên ta biết được hành vi rải vật sắc nhọn trên đường là một hành vi vi phạm pháp luật.

Căn cứ Khoản 10 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt hành vi rải vật sắc nhọn trên đường như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;

– Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;

– Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

Như vậy dựa theo quy định tại khoản 10 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ta biết được câu trả lời cho câu hỏi phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường. Hành vi rải vật sắc nhọn trên đường sẽ bị phạt đến 8.000.000 đồng.

Hành vi rải vật sắc nhọn trên đường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

– Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tài sản là bảo vật quốc gia;
  • Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
  • Để che giấu tội phạm khác;
  • Vì lý do công vụ của người bị hại;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Phạt đến 8.000.000 đồng khi rải vật sắc nhọn trên đường?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Thủ tục tặng cho nhà đất của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt hành vi sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với hành vi:
Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
Ngoài ra đối với xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô nếu có hành vi kéo lê sắt thép trên đường bộ thì có thể bị xử phạt 600.000 – 800.000 đồng.

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy điện trên đường bộ là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì:
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy điện trên đường bộ là bao nhiêu? Như vậy tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy điện trên đường bộ là là không quá 40 km/h.

Mất cà vẹt xe máy làm lại bao nhiêu tiền?

Mất cà vẹt xe máy làm lại bao nhiêu tiền? Thông thường mức lệ phí cấp lại giấy đăng ký (cavet xe) kèm theo biển số (áp dụng chung cho cả 3 bên khu vực I, II, III) như sau đây :
Xe máy 50.000 đồng/lần/xe.
Nếu không đi kèm theo biển số (áp dụng chung cho phần xe máy, ô tô): 30.000 đồng/lần/xe.
Thông qua quy định trên ta biết được khi mất cà vẹt xe máy làm lại sẽ tốn 50.000 đồng/lần/xe.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment