Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ?

by Ánh Ngọc
Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ?

Xử phạt vi phạm giao thông là một trong những vấn đề quan trọng; có ý nghĩa răn đe, giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của mỗi chủ thể. Trên thực tế, để hoạt động xử phạt được diễn ra một cách khách quan và chính xác nhất; pháp luật nước ta có quy định về việc người dân có quyền giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Vậy, câu hỏi đặt ra là người dân thực hiện giám sát hoạt động xử phạt bằng những cách nào? Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ không?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Các hình thức giám sát của người dân đối với Cảnh sát giao thông

Thông tư 67/2019/TT-BCA đã liệt kê cụ thể 05 hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại Điều 11 gồm:

  • Thông qua các thông tin công khai của CAND và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
  • Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
  • Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
  • Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định.

Trong đó, nhân dân được quyền giám sát hoạt động của lực lượng CAND trong việc thi hành quy định pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự; an toàn giao thông và việc chấp hành quy tắc ứng xử của cán bộ; chiến sỹ khi làm nhiệm vụ (căn cứ Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA).

Từ quy định trên có thể thấy rằng, người dân hoàn toàn có thể sử dụng các hình thức khác nhau thuộc 05 hình thức kể trên để giám sát hoạt động của CSGT làm nhiệm vụ.

Có được quay phim, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ?

Có được quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ?

  • Như đã phân tích ở trên; người dân có thể sử dụng các hình thức được quy định tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA để giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông; trong đó có việc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp để giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc chụp ảnh hay quay phim cần đảm bảo các điều kiện được ghi nhận tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019:

a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

  • Điều 4 Thông tư này đã giải thích về khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón; hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Dây căng là dây có nền màu đỏ và có in dòng chữ “KHU VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG” màu vàng.

Như vậy, người dân được quyền quay phim, chụp ảnh CSGT nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ trong khu vực cho phép và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Quay phim, chụp hình CSGT sao cho đúng luật?

Việc cho phép người dân quay phim, chụp ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ sẽ góp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật, ngăn chặn hành vi tiêu cực của lực lượng CSGT. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý những nội dung sau đây để đảm bảo thực hiện đúng với quy định của pháp luật:

Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ?
Hình ảnh minh họa việc quay phim, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ.
  • Thứ nhất, quay phim, chụp ảnh phải khách quan, trung thực, không được cắt ghép chỉnh sửa. Trường hợp cắt ghép nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền; phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của CSGT; lợi dụng vào đó kích động, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia chống phá chính quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất; mức độ nguy hiểm mà người thực hiện có thể bị xử phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Thứ hai, quay phim, chụp ảnh phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của CSGT; chỉ thực hiện trong khu vực cho phép; không được quay phim, chụp ảnh trong khu vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hoặc các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế quay phim, chụp hình,…

Bị xử phạt vi phạm giao thông sai thì làm thế nào?

  • Trong quá trình tham gia giao thông; nếu bị cảnh sát giao thông mời vào xử phạt; nếu bạn có căn cứ cho rằng mình không vi phạm thì có thể tiến hành giải trình.
  • Tuy nhiên, nếu do khó khăn trong quá trình chứng minh; hoặc cảnh sát giao thông vẫn nhất quyết xử phạt. Bạn có thể vẫn tiến hành nộp phạt; sau đó tiến hành thủ tục khiếu nại; khởi kiện để xem xét lại quyết định đó; lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo.
  • Sau khi bị xử phạt vi phạm giao thông sai bạn có 2 lựa chọn; tiến hành khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông; hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án 

Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông

Khoản 1, 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 quy định về hình thức khiếu nại thì khi bị xử phạt vi phạm giao thông mà muốn khiếu nại thì có thể được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

Cách 1: Khiếu nại bằng đơn, trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:

  • Ngày, tháng, năm khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ

Cách 2: Khiếu nại trực tiếp

  • Khi nộp đơn khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn viết đơn khiếu nại; hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản; và yêu cầu nguyên đơn ký; hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản; trong đó ghi rõ nội dung như trường hợp bạn thực hiện khiếu nại bằng đơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hành lang an toàn đường bộ là gì?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

Đường gom là gì?

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại – dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment