Có được đeo tai nghe khi tham gia giao thông không?

by Ánh Ngọc
Có được đeo tai nghe khi tham gia giao thông không?

Tham gia giao thông là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống hàng hàng của mỗi chủ thể nói chung. Tính phổ biến của hoạt động này đã tác động nhiều mặt đến nền kinh tế cũng như sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chấp hành luật an toàn giao thông ở nước ta còn gặp phải những khó khăn nhất định. Vi phạm giao thông ngày càng có xu hướng tăng lên về cả số lượng và tính chất; một số vi phạm đã ăn sâu vào suy nghĩ, hành động của người tham gia giao thông; ví dụ điển hình như hành vi vượt đèn đỏ, lỗi về nồng độ cồn,…và đặc biệt là lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông. Vậy, đối với lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông; pháp luật nước ta có quy định gì về việc người tham gia giao thông có được đeo tai nghe khi tham gia gio thông không? Chế tài xử phạt đối với hành vi này được quy định như thế nào?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Tai nghe là thiết bị gồm một cặp loa phát âm thanh được thiết kế nhỏ gọn; mang tính di động; và thường được sử dụng để đặt áp sát; hoặc bên trong tai. Đây là một thiết bị âm thanh phổ biến; thường được dùng ở nhiều lứa tuổi.

Tuy nhiên, việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Có nên đeo tai nghe khi tham gia giao thông không?

Đeo tai nghe khi tham gia giao thông là một vấn đề nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ người tham gia giao thông; thực tế cho thấy; việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông gây ra nhiều hậu quả không mong muốn; gây ảnh hưởng xấu đến những chủ thể tham gia giao thông khác. Do đó, ta có thể dễ dàng nhận thấy những lý do mà người tham gia giao thông không nên đeo tai nghe khi tham gia giao thông như sau:

  • Đeo tai nghe khi tham gia lái xe sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Bởi vì khi điều khiển xe cần có sự tập trung cao.
  • Đeo tai nghe có thể khiến bạn bị phân tâm và dễ gây ra tai nạn không đáng có.
  • Chắn bớt âm thanh làm người lái xe không chú ý được xung quanh.
  • Không kịp nghe thấy tín hiệu xin đường; tiếng còi xe hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông dẫn đến những tai nạn bất ngờ và đáng tiếc
  • Căn cứ Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008; thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh; xe gắn máy không được đeo tai nghe khi tham gia giao thông

Đeo tai nghe khi tham gia giao thông bị xử phạt thế nào ?

Có được đeo tai nghe khi tham gia giao thông không?
Hình ảnh minh họa về việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông.

Theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; trường hợp sử dụng tai nghe khi đang di chuyển sẽ nhận mức phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

Theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe đeo tai nghe khi tham gia giao thông; còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Thẩm quyền xử phạt

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi; vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
  • Cảnh sát giao thông (CSGT) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt
  • Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng; nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt

Đeo tai nghe một bên có bị xử phạt không?

Tại khoản 4, điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; và đường sắt; quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định sử dụng thiết bị âm thanh. Cụ thể như sau:

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h, Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Như vậy, hành vi đeo tai nghe một bên hay hai bên đều được coi là sử dụng thiết bị âm thanh khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Do đó, ta có thể trả lời đeo tai nghe một bên; hay hai bên đều có thể bị phạt.

Đeo tai nghe nhưng không sử dụng có bị phạt?

  • Nghị định 100 dùng cụm từ “Sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh…” Do đó, nếu bạn đã đeo tai nghe vào tai; thì điều đó được xác định là đã sử dụng tai nghe; còn việc bạn sử dụng nó như thế nào; cho mục đích gì đều bị xử phạt với lỗi trên.

Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm

Theo quy định của pháp luật; chủ thể có hành vi vi phạm sẽ nộp phạt tại cơ quan có được quy định dưới đây

  • Đối với hình thức nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước; hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt; nộp cho người có thẩm quyền thu phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
  • Thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu; người có thẩm quyền thu phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP xác nhận trên chứng từ thu tiền mặt.
  • Trường hợp nộp bằng hình thức chuyển khoản; thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt xác nhận trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản.

Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm là một trong những quy định quan trọng đối với trong hợp vi phạm giao thông nói riêng. Thông qua quy định này, các chủ thể sẽ xác định đúng được cơ quan có quyền thu, nộp tiền phạt vi phạm; để từ đó điều chỉnh những hành vi của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Có được đeo tai nghe khi tham gia giao thông không?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt thì bị xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: đ) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Dừng xe, đỗ xe; quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông

Rate this post

You may also like

Leave a Comment