Có giới hạn độ tuổi được lái xe khách giường nằm không?

by Thơ Anh
Có giới hạn độ tuổi được lái xe khách giường nằm không?

Xin chào Luật Sư và mọi người. Tôi năm nay đã 30 tuổi, đã có bằng lái otô. Tôi có thắc mắc với độ tuổi này tôi có thể xin đi làm lái xe giường nằm được hay không? Nếu được thì có cần yêu cầu thêm bằng lái gì hay không? Rất mong nhận được hồi đáp từ Luật Sư và mọi người, xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng CSGT tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Có giới hạn độ tuổi được lái xe khách giường nằm không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Có giới hạn độ tuổi được lái xe khách giường nằm không?

Theo Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về sức khỏe, tuổi của người lái xe, trong đó:

Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Như vậy, theo quy định trên thì đối với người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ thì tuổi tối đa là 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ theo quy định nêu trên.

Muốn lái xe giường nằm trên 20 chỗ cần bằng gì?

Theo điều 16 về việc phân hạng giấy phép lái xe thì hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe như

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.”

Như vậy,theo quy định này thì bằng hạng D sẽ cấp cho người lái xe để điều khiển ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe. Do đó, nếu bạn có bằng lái xe hạng D thì bạn có thể điều khiển xe 20 chỗ giường nằm. 

Ngoài ra, đối với xe có số ghế/ giường nằm nhiều hơn 20; thì tài xế sẽ phải sở hữu tấm bằng có hạng cao hơn nữa. Theo quy định thì người sở hữu bằng lái xe hạng E được phép kinh doanh vận tải; hành nghề lái xe điều khiển các loại phương tiện như; xe ô tô khách (kể cả ô tô khách cỡ lớn, 45 chỗ ngồi), xe khách giường nằm,…

Tóm lại, để lái xe giường nằm cỡ nhỏ, chỉ khoảng dưới 20 chỗ thì có thể có bằng D. Nếu muốn lái các loại xe giường nằm với số ghế lớn hơn; nhiều loại xe hơn thì tốt nhất người tài xế nên có trong tay tấm bằng E.

Điều kiện để thi bằng lái xe giường nằm 

Có giới hạn độ tuổi được lái xe khách giường nằm không?
Có giới hạn độ tuổi được lái xe khách giường nằm không?

Điều kiện chung để được thi bằng lái xe ô tô giường không quá phức tạp. Bạn đọc có thể tham khảo một số yêu cầu cơ bản dưới đây. 

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống; làm việc và cư trú hợp pháp tại Việt Nam; 
  • Người đủ 24  tuổi  trở lên được phép nâng hạng bằng lái lên hạng D, E;
  • Đủ sức khỏe theo quy định; có giấy chứng nhận sức khỏe lái xe do các cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
  • Ngoài ra:

+ Nâng bằng C lên D;  Có ít nhất bằng THCS và thời gian điều khiển ô tô hạng C từ 3 năm trở lên; hay đã lái xe tối thiểu 50.000 km lái xe ô tô hạng C an toàn.

+ Nâng hạng từ D lên E; cần có từ đủ 5 năm kinh nghiệm lái xe và 100.000km lái xe an toàn nếu; đủ 3 năm kinh nghiệm lái xe và 50.000km lái xe an toàn nếu nâng hạng từ C lên E.

Nếu thí sinh không có nhu cầu lái các loại xe container, xe máy kéo cỡ lớn, xe nối toa,… thì chỉ cần xem xét để nâng hạng lên một trong hai loại bằng lái này. Hoặc có điều kiện, bạn có thể nâng lên các hạng bằng lái cao hơn; thì vẫn có thể áp dụng để lái xe khách giường nằm. Cùng tham khảo bộ hồ sơ để thi nâng hạng ở phần tiếp. 

Hồ sơ để thi bằng lái xe giường nằm

Hồ sơ để thi bằng lái xe giường nằm se bao gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô theo mẫu;
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
  • Giấy khám sức khỏe lái xe theo mẫu có thời hạn dưới 6 tháng;
  • 8 ảnh 3×4 kiểu CMND, nền xanh đậm;
  • Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu;
  • Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng cấp cao hơn có công chứng. Nhớ mang theo bằng chính để đối chiếu khi kiểm tra;
  • Bản sao bằng lái xe ô tô hiện có. Xuất trình bằng thật khi dự sát hạch và nhận bằng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Có giới hạn độ tuổi được lái xe khách giường nằm không? ″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, dịch vụ công chứng tại nhà… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X qua hotline: 0833 102 102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn của bằng lái xe giường nằm là bao lâu?

– Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BGTVT quy định về thời hạn giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi gần hết hạn thì tài xế phải đi gia hạn bằng.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng:
Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Nếu hết hạn bằng lái xe giường nằm thì cần nộp những hồ sơ gì?

Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế cấp;
Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
Bản sao giấy phép lái xe hết hạn.

Bị cận có được lái xe giường nằm hay không?

Theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015-TTLT-BYT-BGTVT thì: Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nghĩa là mặc dù bị cận, nhưng đeo kính và mắt vẫn đạt chuẩn theo quy định này thì vẫn đủ điều kiện để lái xe còn nếu cận thị mà đeo kính, mắt vẫn không đủ điều kiện thì không được lái xe.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment