Không giảm tốc độ khi chuyển hướng có được không?

by Thơ Anh
Không giảm tốc độ khi chuyển hướng có được không?

Xin chào Luật Sư cùng mọi người. Tôi có một số thắc mắc cần được giải đáp như sau: vừa qua tôi đi trên đường thì bị cảnh sát giao thông xử phạt lỗi không giảm tốc độ khi chuyển hướng, liệu cảnh sát giao thông xử phạt như vậy có đúng không? Hành vi không giảm tốc độ khi chuyển hướng sẽ bị phạt bao nhiêu và được quy định ở đâu. Mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người và Luật Sư. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng CSGT tìm hiểu vấn đề này qua bài viết “Không giảm tốc độ khi chuyển hướng có được không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Trường hợp nào phải giảm tốc độ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về các trường hợp phải giảm tốc độ bao gồm:

– Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.

– Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.

– Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường mà mặt đường không êm thuận.

– Qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc.

– Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.

– Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

– Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường.

– Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt.

– Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe.

– Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe quá khổ, quá tải, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ.

– Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, cát bụi rơi vãi.

– Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe; trạm cảnh sát giao thông, trạm thu phí.

Không giảm tốc độ khi chuyển hướng có được không?

Không giảm tốc độ khi chuyển hướng có được không?
Không giảm tốc độ khi chuyển hướng có được không?

Căn cứ Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về chuyển hướng xe như sau:

– Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

– Trong khi chuyển hướng, người lái xe; người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ; nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại; hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

– Trong khu dân cư, người lái xe; người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau; và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

– Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường; trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ; đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp; đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Như vậy, theo quy định như trên thì hành vi xử phạt lỗi không giảm tốc độ khi chuyển hướng của cảnh sát giao thông là hoàn toàn hợp lý.

Điều khiển xe ô tô không giảm tốc độ khi chuyển hướng bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Chuyển hướng không giảm tốc độ; hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

….

Theo đó, hành vi điều khiển xe ô tô không giảm tốc độ khi chuyển hướng có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Điều khiển xe máy không giảm tốc độ khi chuyển hướng bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;

– Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

…..

Theo đó, hành vi điều khiển xe máy không giảm tốc độ khi chuyển hướng có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Không giảm tốc độ khi chuyển hướng có được không? ″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, dịch vụ công chứng tại nhà… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X qua hotline: 0833 102 102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

 Những đối tượng cần nhường đường trươc khi chuyển hướng xe

– Căn cứ Khoản 2, Điều 15, Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định ở trên, khi chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện giao thông phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ
–  Căn cứ Khoản 2, Điều 15, Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định ở trên, khi chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện giao thông phải nhường đường cho các xe đi ngược chiều

Phần đường nào không được quay đầu xe?

Căn cứ Khoản 4, Điều 15, Luật giao thông đường bộ đã quy định, người điều khiển giao thông không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Chuyển hướng xe ô tô có quy tắc gì không?

Khi chuyển hướng xe ô tô, nếu không chú ý rất dễ phạm lỗi chuyển hướng, thậm chí còn có thể dẫn đến va chạm, tai nạn. Do đó khi ô tô muốn chuyển hướng cần lưu ý quy tắc sau đây:
-Giảm tốc độ và bật tín hiệu báo hướng rẽ
– Chỉ chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm
– Chỉ quay đầu xe ở nơi được phép

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment