Đăng ký nhận chuyển nhượng xe khác tỉnh có phải đổi phù hiệu xe không?

by Anh Lan
Đăng ký nhận chuyển nhượng xe khác tỉnh có phải đổi phù hiệu xe không?

Phù hiệu là một khái niệm không phải xa lạ gì đối với những người làm công việc vận tải chuyên chở hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các quy định liên quan đến phù hiệu, cụ thể như việc đăng ký nhận chuyển nhượng xe khác tỉnh có phải đổi phù hiệu xe không?. Và để làm rõ vấn đề này mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Phù hiệu xe là gì?

Phù hiệu xe là một mẫu giấy hoặc mẫu tem mà những xe hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa hoặc vận tải hành khách theo quy định của pháp luật bắt buộc phải dán khi lưu thông trên đường.

Đăng ký nhận chuyển nhượng xe khác tỉnh có phải đổi phù hiệu xe không?

Căn cứ Khoản 6 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu như sau:

6. Phù hiệu được cấp lại khi hết hạn, khi bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này. Thời hạn của phù hiệu được cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp cấp lại phù hiệu khi hết hạn, đơn vị kinh doanh vận tải được đề nghị cấp lại phù hiệu trong khoảng thời gian 15 ngày tính đến ngày hết hạn phù hiệu.

Theo đó, khi thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải thì phù hiệu sẽ được cấp lại. Do đó, trường hợp công ty bạn nhận chuyển nhượng một chiếc xe tải để phục vụ cho việc kinh doanh của công ty thì cần nộp hồ sơ cấp lại phù hiệu.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phù hiệu

Căn cứ Khoản 4, Khoản 5 Điều trên quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phù hiệu như sau:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phù hiệu
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phù hiệu

Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu

4. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải đảm bảo đủ các thành phần như sau:

a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;

b) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải; thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau:

Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức; cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên; và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Trình tự, thủ tục cấp phù hiệu

a) Đơn vị kinh doanh vận tải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phù hiệu thông báo trực tiếp; hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến; những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải; trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định; Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản; hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của xe đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu.

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.

Cơ quan cấp thực hiện việc xử lý hồ sơ và cấp phù hiệu trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải;

c) Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe ô tô để đảm bảo phương tiện đủ điều kiện kinh doanh vận tải trên hệ thống Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về tình trạng của phương tiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải và hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để thực hiện theo các trường hợp sau:

Trường hợp phương tiện chưa có trên hệ thống

Trường hợp phương tiện chưa có trên hệ thống thì thực hiện cấp phù hiệu;

Trường hợp phương tiện đã có trên hệ thống

Trường hợp phương tiện đã có trên hệ thống, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện gửi thông tin qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải đang quản lý phương tiện để đề nghị xác nhận; và gỡ bỏ phương tiện khỏi hệ thống. Trong thời gian 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải nhận được đề nghị phải trả lời; trường hợp không đồng ý gỡ thông tin của phương tiện phải nêu rõ lý do. Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện cấp phù hiệu; biển hiệu sau khi phương tiện được gỡ bỏ khỏi hệ thống.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Đăng ký nhận chuyển nhượng xe khác tỉnh có phải đổi phù hiệu xe không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Không gắn phù hiệu xe tải bị phạt bao nhiêu?

Người điều khiển xe không gắn phù hiệu sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đối với chủ xe là cá nhân thì mức xử phạt là 4.000.0000 đồng đến 6.000.000 đồng; đối với chủ xe là tổ chức thì mức xử phạt là 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với xe vận tải không gắn phù hiệu.

Những xe nào phải dán phù hiệu xe?

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”.
– Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”.
– Xe buýt: Phù hiệu “XE BUÝT”.
– Xe taxi: Phù hiệu “XE TAXI”.
– Xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng: Phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”.
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ (phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”); xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc; hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa (phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”), “XE TẢI”.

Thời hạn sử dụng phù hiệu xe

– Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (từ 01- 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;
– Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment