Đèn xanh rẽ trái có được quay đầu hay không theo quy định?

by Thùy Thanh
Đèn xanh rẽ trái có được quay đầu hay không theo quy định

Chào Luật sư, hôm qua tôi có chạy xe trên đường. Tôi đang chạy xe thì có một thanh niên trẻ tuổi chạy thật nhanh vượt qua mặt tôi rồi rẽ trái quay đầu. Cũng may là tôi chạy với tốc độ không quá nhanh nên mới không gây ra tai nạn. Vậy hành vi của cậu thanh niên kia có đúng luật giao thông không? Đèn xanh rẽ trái có được quay đầu hay không theo quy định? Khi tham gia giao thông cần chú ý đèn tín hiệu ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Quy định về đèn tín hiệu giao thông như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 và QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT quy định về đèn tín hiệu giao thông như sau:

  • Tín hiệu xanh: cho phép đi.
  • Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
  • Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Đèn xanh rẽ trái có được quay đầu hay không theo quy định?

Theo Điều 10 QCVN 41:2019/BGTVT thì trong từng tín hiệu của đèn có thể có hình mũi tên. Nếu mũi tên chỉ hướng cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu, trừ khi có đặt biển báo số P.124 (a,b) “Cấm quay đầu xe”.

Về ý nghĩa của đèn hình mũi tên theo Điều 10 QCVN 41:2019/BGTVT:

  • Nếu đèn có lắp đèn hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.
  • Nếu đèn có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.
  • Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hướng mũi tên. Những nơi bố trí mũi tên màu đỏ cần bố trí làn chờ cho các xe đi hướng đang có đèn màu đỏ.
  • Khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi. Những nơi có bố trí đèn hình phương tiện màu đỏ thì cần bố trí làn chờ cho phương tiện đó.

Bên cạnh đó, theo Điều 4 của quy chuẩn này có quy định về thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu

Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

  •  Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
  •  Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
  •  Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
  •  Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
  •  Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, nếu khi đèn tín hiệu màu xanh có lắp đèn hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được rẽ trái khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép cho phép rẽ trái và trong trường hợp đèn bật xanh chỉ loại phương tiện được phép đi thì chỉ phương tiện đó được rẽ, ngược lại khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi.

Trong trường hợp đèn xanh và có mũi tên màu xanh được bật sáng cho phép rẽ trái, nhưng hiệu lệnh của người điều khiển giao thông không cho phép rẽ thì phương tiện không được rẽ

Lưu ý: không được phép rẽ trái vào khu vực đường cấm, nơi đặt biển báo cấm rẽ trái. Trong trường hợp được phép rẽ trái khi đèn bật xanh, nhưng có xe ưu tiên thì phải nhường đường cho xe ưu tiên đi trước.

Đèn xanh rẽ trái có được quay đầu hay không theo quy định?
Đèn xanh rẽ trái có được quay đầu hay không theo quy định?

Các trường hợp đèn đỏ được phép rẽ phải là gì?

(1) Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

(2) Có biển báo phụ cho phép rẽ phải.

Biển báo phụ cho phép rẽ phải có hình chữ nhật, thường gắn ngay dưới cột đèn tín hiệu. Biển này có nền màu xanh chữ viết màu trắng với nội dung như: “Đèn đỏ các phương tiện được rẽ phải”, có thể có kèm dòng chữ “Chú ý nhường đường cho người đi bộ”.

(3) Có đèn báo hiệu ưu tiên màu xanh cho phép rẽ phải được lắp kèm theo.

Đèn tín hiệu phụ được lắp ngay cạnh đèn tín hiệu giao thông thông thường. Đèn phụ có hình mũi tên xanh (đỏ).

Khi đèn tín hiệu mũi tên chuyển xanh, người điều khiển phương tiện sẽ được phép rẽ theo hướng mũi tên nhưng vẫn phải nhường đường cho các phương tiện lưu thông từ các hướng khác được phép đi.

(4) Có vạch mắt võng.

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, vạch kẻ kiểu mắt võng có màu vàng, được đan xen với nhau, xuất hiện ở làn xe trong cùng của đường đi.

Vạch này được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

(5) Tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.

Nếu có tiểu đảo phân luồng, người điều khiển phương tiện được phép rẽ phải ngay cả khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ.

Khi có tín hiệu đèn đỏ có được rẽ trái không?

Theo quy định trong một số trường hợp đèn đỏ được phép rẽ trái đó là:

– Có biển báo phụ cho phép rẽ trái.

Tương tự như biển báo phụ cho phép rẽ phải, biển phụ cho phép rẽ trái cũng có dạng hình chữ nhật, nền xanh, chữ màu trắng

Tuy nhiên nội dung của biển này sẽ ghi “Đèn đỏ các phương tiện được rẽ trái”, có thể có kèm dòng chữ “Chú ý nhường đường cho người đi bộ”

Nếu có biển báo này thì dù gặp đèn đỏ, các phương tiện được quyền rẽ trái để tiếp tục hành trình.

– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông luôn được ưu tiên chấp hành hàng đầu. Như vậy, nếu Cảnh sát giao thông ra dấu bằng tay bằng tay, còi, cờ, gậy… cho phép rẽ trái thì người tham gia giao thông có thể yên tâm rẽ trái.

Đèn đỏ có được rẽ trái không?

Theo quy định trong một số trường hợp đèn đỏ được phép rẽ trái đó là:

– Có biển báo phụ cho phép rẽ trái.

Tương tự như biển báo phụ cho phép rẽ phải, biển phụ cho phép rẽ trái cũng có dạng hình chữ nhật, nền xanh, chữ màu trắng

Tuy nhiên nội dung của biển này sẽ ghi “Đèn đỏ các phương tiện được rẽ trái”, có thể có kèm dòng chữ “Chú ý nhường đường cho người đi bộ”

Nếu có biển báo này thì dù gặp đèn đỏ, các phương tiện được quyền rẽ trái để tiếp tục hành trình.

– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông luôn được ưu tiên chấp hành hàng đầu. Như vậy, nếu Cảnh sát giao thông ra dấu bằng tay bằng tay, còi, cờ, gậy… cho phép rẽ trái thì người tham gia giao thông có thể yên tâm rẽ trái.

Đèn xanh rẽ trái có được quay đầu hay không theo quy định?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết CSGT tư vấn về “Đèn xanh rẽ trái có được quay đầu hay không theo quy định?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ CSGT luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề khác liên quan như là hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tra cứu quy hoạch đất ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia đất thừa kế… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của CSGT tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Gặp đèn đỏ có được đi thẳng hay không?

Gặp đèn đỏ có được đi thẳng khi:
– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Mặc dù tín hiệu đèn đỏ yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe trước vạch nhưng khi có hiệu lệnh cho phép đi thẳng của các chiến sĩ Cảnh sát giao thông phân luồng thì người này vẫn được đi tiếp.

Khi nào gặp đèn đỏ được quay đầu xe?

Trong một số trường hợp, khi gặp đèn đỏ tài xế được phép quay đầu:
– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
– Có đèn xanh báo hiệu cho phép quay đầu được lắp đặt kèm theo;
– Có biển báo hiệu cho phép các xe quay đầu được lắp đặt kèm theo;
– Có lắp đặt tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe quay đầu trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.

Quy định về đèn tín hiệu giao thông đèn xanh hiện nay ra sao?

– Tín hiệu xanh là được đi;
– Tín hiệu đỏ là cấm đi;
– Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment