Nghị định 100/2021 sửa đổi bổ sung có những nội dung gì nổi bật?

by Trà Ly
Nghị định 100/2021 sửa đổi bổ sung có những nội dung gì nổi bật?

Nghị định số 100/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 15/11/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung thêm một số điều luật mới của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ được quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của CSGT để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Nghị định 100 sửa đổi bổ sung” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:100/2021/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Lê Minh Khái
Ngày ban hành:15/11/2021Ngày hiệu lực:01/01/2022
Ngày công báo:22/11/2021Số công báo:Từ số 983 đến số 984
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nghị định 100 sửa đổi bổ sung

Nghị định 100 sửa đổi bổ sung có những nội dung gì nổi bật?

Nghị định 100/2021 sửa đổi bổ sung có những nội dung gì nổi bật?

Phạt đến 01 triệu đồng đối với trích dẫn không đúng nguồn thông tin thống kê

Ngày 15/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

Cụ thể, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi trích dẫn không đúng nguồn thông tin thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm. Đối với hành vi để hư hỏng từ 50% số lượng chỉ tiêu thông tin thống kê trở lên trong phiếu, biểu điều tra, báo cáo thống kê trong thời hạn lưu trữ theo quy định, nhưng còn khả năng khôi phục phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, đối với các biện pháp khắc phục hậu quả buộc hủy bỏ báo cáo thống kê; Buộc cải chính nguồn thông tin thống kê đã trích dẫn, phổ biến, đăng tải; Buộc cải chính thông tin thống kê sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã phổ biến; Buộc đính chính những thông tin thống kê đã phổ biến, đăng tải, ghi trên các ấn phẩm sai sự thật, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, đối với biện pháp khắc hậu quả buộc hủy bỏ phiếu, biểu điều tra thống kê và buộc hủy kết quả điều tra thống kê; Buộc khôi phục lại phiếu, biểu điều tra, báo cáo thống kê còn khả năng khôi phục, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghị định 100/2021 sửa đổi bổ sung”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe theo cccd …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính?

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo.
2. Chánh Thanh tra sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thống kê; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.”.

Điều khoản thi hành?

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like