Khi nào bị giữ bằng lái xe máy?

by Thanh Thủy
Khi nào bị giữ bằng lái xe máy

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để điều khiển các loại phương tiện khi tham gia giao thông mà phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật như về bằng lá xe, độ tuổi lái xe, về đăng ký xe… Trong đó bằng lái xe là một trong những điều kiện bắt buộc. Đối với mỗi lại phương tiện giao thông thì sẽ cần có loại bằng lái xe khác nhau. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề bằng lái xe máy và “Khi nào bị giữ bằng lái xe máy” qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về bằng lái xe máy và các loại giấy phép lái xe hiện nay

Bằng lái xe là một loại giấy phép lái xe, chứng chỉ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông một cách hợp pháp.

Bằng lái xe máy

Bằng lái xe máy (hay còn gọi là bằng A1) là loại bằng đơn đang thịnh hành hiện nay. Với bất cứ ai muốn điều khiển máy trên đường đều phải có bằng lái xe để không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Cũng vì vậy mà số lượng người có nhu cầu học bằng A1 càng tăng nhanh. Để đáp ứng nhu cầu đó, Luật Giao thông đường bộ có quy định về giấy phép lái xe hạng A1 như sau:

Điều 59. Giấy phép lái xe

2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/ 2017/TT-BGTVT quy định thêm về vấn đề này như sau:

Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

1. Hạng A1 cấp cho:

a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

Như vậy, bằng lái xe hạng A1 được phép điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 centimet khối đến dưới 175 centimet khối và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật. Với bằng A1, nếu điều khiển các loại xe không thuộc các trường hợp được liệt kê trên đây sẽ coi là vi phạm Luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Các loại bằng lái xe khác

Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Giao thông đường bộ 2008. Đối với những loại phương tiện giao thông khác nhau thì sẽ yêu cầu cần có giấy phép lái xe khác nhau theo quy định.

Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam được quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT,  cụ thể:

Hạng Giấy phép lái xeĐối tượng cấpĐộ tuổiThời hạn
A1– Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3;- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.Đủ 18 tuổi trở lênKhông thời hạn
A2Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.Đủ 18 tuổi trở lênKhông thời hạn
A3Người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.Đủ 18 tuổi trở lênKhông thời hạn
A4Người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg.Đủ 18 tuổi trở lên10 năm kể từ ngày cấp
B1 số tự độngNgười không hành nghề lái xe để điều khiển:- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ cho người lái xe;- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;- Ô tô dùng cho người khuyết tật.Đủ 18 tuổi trở lên 
B1Người không hành nghề lái xe điều khiển:- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.Đủ 18 tuổi trở lênĐến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
B2Người hành nghề lái xe để điều khiển:- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg;- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.Đủ 18 tuổi trở lên10 năm kể từ ngày cấp
CNgười lái xe để điều khiển:- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên;- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên;- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.Đủ 21 tuổi trở lên05 năm kể từ ngày cấp
DNgười lái xe để điều khiển:- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.Đủ 24 tuổi trở lên05 năm kể từ ngày cấp
ENgười lái xe để điều khiển:- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.Đủ 27 tuổi trở lên05 năm kể từ ngày cấp
FB2Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.Đủ 21 tuổi trở lên05 năm kể từ ngày cấp
FCNgười lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.Đủ 24 tuổi trở lên05 năm kể từ ngày cấp
FDNgười lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.Đủ 27 tuổi trở lên05 năm kể từ ngày cấp
FENgười lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.Đủ 27 tuổi trở lên05 năm kể từ ngày cấp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về điều kiện đối với người học lái xe thì tính đến ngày dự sát hạch lái xe, người học lái xe phải đủ tuổi. Vậy độ tuổi học lái xe của người học phải bằng với độ tuổi được phép lái từng loại xe được quy định tại Điều 59, Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

Khi nào bị giữ bằng lái xe máy

Khi nào bị giữ bằng lái xe máy?

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khi thực hiện các hành vi phạm được quy định. Cụ thể như sau:

Theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm:

– Bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Căn cứ khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định Trường hợp tạm giữ GPLX như sau: 

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Như vậy, khi bạn vi phạm luật giao thông bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Sau khi bạn đã nộp tiền phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.

Lấy lại bằng lái xe khi bị giữ thế nào?

Trong một số trường hợp, người vi phạm giao thông có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe (bằng lái xe). Khi muốn nhận lại bằng lái xe khi bị tạm giữ

Theo đó, khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, việc tạm giữ bằng lái xe phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt/hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội/quyết định xử phạt được thi hành.

Nếu thuộc trường hợp được nộp phạt nhiều lần thì sau khi nộp tiền phạt lần đầu sẽ được nhận lại bằng lái xe.

Mà lý do bị tạm giữ bằng lái xe phổ biến nhất phải kể đến là để bảo đảm người vi phạm sẽ nộp phạt tiền theo quy định. Do vậy, để lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ, người vi phạm phải nộp phạt vi phạm giao thông.

Sau khi nộp phạt xong thì sẽ nhận được biên lai thu tiền, tiếp đó mang biên lai này đến Phòng CSGT/Đội CSGT… được ghi trong Quyết định xử phạt để xuất trình, lấy lại giấy phép lái xe bị giữ.

Như vậy, muốn nhận lại GPLX bị tạm giữ, người vi phạm/người được ủy quyền phải đến cơ quan ra Quyết định xử phạt để nhận.

Tuy nhiên, hiện nay người dân trên cả nước nếu vi phạm giao thông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận có thể truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia nộp phạt và lựa chọn đăng ký nhận kết quả tại nhà qua Bưu điện (có thể chọn hình thức chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát thường). Cụ thể: Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông online

Căn cứ vào địa chỉ nhận giấy tờ, hình thức chuyển phát mà người sử dụng đăng ký, hệ thống sẽ hiển thị thời gian, mức phí chuyển phát giấy tờ.

Khi đến hạn trả hồ sơ cho người vi phạm, cơ quan công an sẽ bàn giao cho Bưu điện hồ sơ giấy tờ để trả đến tận địa chỉ đã đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trước khi giao, nhân viên bưu điện sẽ gọi điện thoại cho người nhận. Khi nhận giấy tờ, ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, người nhận cần kiểm tra kỹ các loại giấy tờ và ký vào sổ xác nhận của Bưu điện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Khi nào bị giữ bằng lái xe máy đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về biểu mẫu hợp đồng mua bán nhà đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe khi tham gia giao thông   là bao nhiêu?

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Bị CSGT tạm giữ bằng lái xe có được lái xe không?

Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, trong khoảng thời gian bị tạm giữ bằng lái xe thì vẫn được phép lái xe. Chỉ trong trường hợp nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục lái xe thì mới bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like