Lỗi xi nhan có cần hình ảnh không?

by Thanh Thủy
Lỗi xi nhan có cần hình ảnh không

Theo các số liệu thống kê hiện nay thì số người tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đang chiếm tỷ lệ rất lớn tại nước ta. Bởi vậy nên Đảng và nhà nước ta đã nỗ lực không ngừng để đưa ra các quy định về việc quản lý trật tự an toàn giao thông. Một trong những kỹ thuật mới được áp dụng trong việc quản lý giao thông hiện nay đó chính là việc sử dụng hình ảnh để làm minh chứng cho hành vi vi phạm để có căn cứ để xử phạt các hành vi này. Vậy thì pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng hình ảnh để chứng minh lỗi vi phạm giao thông. hãy cùng CSGT tìm hiểu qua bài viết “Lỗi xi nhan có cần hình ảnh không” dưới đây nhé.

Quy định về các lỗi vi phạm giao thông cần hình ảnh

Theo quy định, cảnh sát giao thông có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính, có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện. Cảnh sát giao thông có nghĩa vụ phải chứng minh được bạn đã vi phạm luật giao thông và đồng thời bạn cũng có quyền chứng minh mình không vi phạm lỗi đó.

Việc xem lại hình ảnh vi phạm được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA như sau:

– Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

– Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó.

Trong trường hợp CSGT không thể cung cấp ngay hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm thì phải lập biên bản tại thời điểm đó và ghi rõ việc chưa thể cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm, đồng thời hẹn người vi phạm đến trụ sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để được cung cấp hình ảnh lỗi vi phạm.

Khi người được hẹn có mặt tại nơi hẹn thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phải cung cấp hình ảnh rõ ràng ghi lại lỗi vi phạm tại thời điểm bị dừng xe, sau đó mới được ra quyết định xử phạt đối với lỗi vi phạm.

Như vậy, khi vi phạm của người tham gia giao thông được ghi nhận qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì CSGT phải cho người vi phạm xem lại hình ảnh thu được tại đó.

Trường hợp không dừng ngay được phương tiện, người vi phạm, thì trưởng phòng cảnh sát giao thông hoặc trưởng công an cấp huyện trở lên có văn bản thông báo đến người vi phạm hoặc chủ phương tiện, yêu cầu đến trụ sở công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết.

Khi giải quyết, cho người vi phạm hoặc chủ phương tiện xem hình ảnh chụp hoặc kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm trước khi lập biên bản và quyết định xử phạt theo quy định.

Đến thời gian hẹn gặp, cảnh sát giao thông  phải cung cấp được lỗi vi phạm tại thời điểm bị dừng xe, sau đó mới được ra quyết định xử phạt đối với lỗi vi phạm. Nếu cảnh sát giao thông vẫn không thể cung cấp được hình ảnh rõ ràng ghi lại lỗi vi phạm thì sẽ không có quyền xử phạt. Khi đó, người dân còn có quyền phản ánh, khiếu nại tới cơ quan công an có thẩm quyền thậm chí trong trường hợp xấu nhất còn có quyền khởi kiện.

Điều kiện của hình ảnh chứng minh vi phạm giao thông

Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Các trường hợp những lỗi vi phạm mà CSGT phải chứng minh bằng hình ảnh thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ,..hoặc trực tiếp phát hiện vi phạm. Nghĩa vụ mà CSGT phải thực hiện chính là chứng minh được bạn đã vi phạm luật giao thông đường, đồng thời bạn cũng có quyền chứng minh mình không vi phạm.

Khi người vi phạm yêu cầu bên cơ quan kiểm tra , giám sát đưa ra hình ảnh, ghi được, thu được về hành vi vi phạm,phải đưa cho họ ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả rõ ràng tại thời điểm đó.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA (được sửa bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA), khi phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì cảnh sát giao thông tiến hành dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có thông tin, hình ảnh, kết quả tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem thông tin, hình ảnh, kết quả khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị cảnh sát giao thông.

Như vậy, trước khi xử phạt, cảnh sát giao thông có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính, có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện.

Lỗi xi nhan có cần hình ảnh không

Lỗi xi nhan có cần hình ảnh không?

Theo quy định, cảnh sát giao thông có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính; có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện.

Cảnh sát giao thông có nghĩa vụ phải chứng minh được bạn đã vi phạm luật giao thông; và đồng thời bạn cũng có quyền chứng minh mình không vi phạm lỗi đó.

Theo Thông tư 01/2016/TT- BCA của Bộ Công an quy định; nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra; kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông đã quy định rõ; chỉ một số lỗi vi phạm giao thông bắt buộc phải ghi lại hình ảnh; người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông; mới có thể lập biên bản, ra quyết định xử phạt được.

Ví dụ các lỗi như: Chạy quá tốc độ, một số lỗi xử lý nguội qua hình ảnh camera…

Còn đối với trường hợp người điều khiển vi phạm lỗi xi nhan; cán bộ, chiến sỹ cảnh sát giao thông là người làm nhiệm vụ bằng mắt thường phát hiện vi phạm mà không cần chứng minh bằng hình ảnh đối với người vi phạm; và tiến hành dừng xe thông báo vi phạm, tiến hành lập biên bản xử lý và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản đó.

Mức phạt lỗi không xi-nhan

Đèn xi nhan (đèn báo rẽ, đèn chuyển hướng) được dùng khi người điều khiển muốn phát ra thông báo chuẩn bị chuyển hướng, chuyển làn cho xe cùng lưu thông. Khi nhận tín hiệu này, các phương tiện trên đường sẽ chủ động nhường đường để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, một số người điều khiển phương tiện giao thông vẫn còn mắc lỗi không xi nhan dẫn tới bị phạt hành chính hoặc xảy ra va chạm không đáng có.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về mức phạt áp dụng với người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi không bật xi nhan.

Mức phạt lỗi không xi nhan đối với xe máy

Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe máy mắc lỗi không bật xi nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:

  • Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng khi xe chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.
  • Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng đối xe chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức).

Mức phạt không xi nhan đối với ô tô

Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt với lỗi ô tô không xi nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối với trường hợp dừng, đỗ xe nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước. 
  • Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với trường hợp chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước. 
  • Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp người điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ tại nơi đường không giao nhau cùng mức). 
  • Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với trường hợp lùi xe nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước. 
  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng đối với trường hợp chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi nhan báo hiệu trước.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô không đưa ra tín hiệu báo trước khi vượt.

Tùy trường hợp, mức độ nghiêm trọng do lỗi không xi nhan gây ra, người điều khiển có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp vượt xe không xi nhan hoặc chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi nhan báo hiệu trước sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Lỗi xi nhan có cần hình ảnh không đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về giá đền bù đất 50 năm. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề tra cứu quy hoạch đất đai một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bật xi nhan chậm có bị phạt tiền không? 

Điểm a, khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định trường hợp bật đèn xi nhan sau khi đã chuyển hướng, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt với số tiền cụ thể tùy loại phương tiện: 
– Từ 200.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy. 
– Phạt từ 600.000 – 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô.
Đối với lỗi không xi-nhan, CSGT có thể trực tiếp phát hiện bằng mắt mà không cần chứng minh bằng hình ảnh đối với người vi phạm.

Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nếu phạm lỗi không xi nhan, người điều khiển phương tiện có thể bị giữ giấy tờ trong một vài trường hợp cụ thể:
Đối với xe máy: Người điều khiển khi mắc lỗi xi nhan sẽ không bị tước giấy phép lái xe nhưng có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe. 
Đối với ô tô: Tùy trường hợp, mức độ nghiêm trọng do lỗi không xi nhan gây ra, người điều khiển có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp vượt xe không xi nhan hoặc chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi nhan báo hiệu trước sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
1.4. Bật xi nhan 

 Tiếp nhận và xử lý thông tin, hình ảnh như thế nào?

Theo khoản 1, 2, 3 Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về việc tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội như sau:
– Thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:
– Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
– Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
– Thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
– Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh, thì có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc thông qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc trực tiếp đến trụ sở đơn vị để cung cấp. Tổ chức, cá nhân phải có tên, họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, hình ảnh đã cung cấp.
Như vậy, theo quy định trên, thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm giao thông chỉ được tiếp nhận từ 2 nguồn đó là: nguồn ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) và nguồn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

3.5/5 - (2 bình chọn)

You may also like