Phạt nguội có bị giam bằng không?

by Ngọc Gấm
Phạt nguội có bị giam bằng không?

Dựa trên khoa học kỹ thuật hiện đại, ngày nay cảnh sát giao thông không chỉ xử phạt vi phạm hành chính về lỗi khi tham gia giao thông một cách trực tiếp; mà cảnh sát giao thông còn có thể tiến hành phạt nguội thông qua hệ thống camera an ninh khu vực; nếu chẳng may bạn đã lỡ vi phạm khi lưu thông trên đường bộ.

Từ khi quy định về phạt nguội được áp dụng; đã có rất nhiều câu hỏi được các quý đọc giả đã gửi về cho chúng tôi; trong số đó có câu hỏi “Phạt nguội có bị giam bằng không?”. Để có thể giải đáp thắc mắc về câu hỏi này; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định; và bị cơ quan cảnh sát giao thông phát hiện thông qua hệ thống camera an ninh khu vực ghi nhận lại.

Ngoài các dữ liệu từ camera; cơ chế phạt nguội còn có thể được áp dụng khi có các tư liệu vi phạm lỗi tham gia giao thông đường bộ được phía cơ quan cảnh sát giao thông tiếp nhận từ phía người dân; sau đó cơ quan cảnh sát giao thông sẽ tiến hành xác minh thông tin; hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự; an toàn giao thông đường bộ do tổ chức; cá nhân cung cấp; hoặc tiếp nhận thông tin vi phạm giao thông thông qua sự đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; các nền tảng mạng xã hội.

Trường hợp thông tin; hình ảnh phản ánh đúng; xác định có hành vi vi phạm hành chính; thì cơ quan cảnh sát giao thông có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính; và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về lỗi vi phạm giao thông; mà người tham gia giao thông đã phạm phải.

Phạt nguội có bị giam bằng không?

Phạt nguội là một trong những hình thức xử phạt vi phạm giao thông; do đó, hình thức phạt nguội được thực hiện như các hình thức xử phạt khác. Theo đó việc giam bằng lái xe vẫn có thể được áp dụng; nếu theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP lỗi vi phạm của bạn có hình thức xử phạt bổ sung là “tước quyền sử dụng giấy phép lái xe”.

Như vậy, tùy thuộc vào người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi cụ thể nào; mà sẽ xác định được trường hợp đó có bị giam bằng lái xe hay không.

Thủ tục để cảnh sát giao thông tiến hành phạt nguội

Về quy trình “Phạt nguội”, hiện tại Phòng CSGT ĐB-ĐS đang thực hiện theo quy trình gồm 6 bước:

Bước 1: Thu thập hình ảnh vi phạm (từ phương tiện; thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; hoặc từ tổ chức; cá nhân cung cấp; …)

          Bước 2: Trích xuất hình ảnh.

          Bước 3: Lập hồ sơ vi phạm, in thông báo.

          Bước 4: Phát hành thông báo cho chủ phương tiện.

          Bước 5: Phối hợp với chủ phương tiện giải quyết vụ việc vi phạm.

          Bước 6: Cập nhật kết quả xử lý và kết thúc hồ sơ.

Tại bước 5 người vi phạm/chủ phương tiện cầu lưu ý những điều sau khi đến trụ sở CSGT phối hợp giải quyết vụ việc:

Một là, người vi phạm/chủ phương tiện cần mang theo các loại giấy tờ gồm: Thông báo vi phạm; giấy tờ liên quan đến phương tiện; và người điều khiển phương tiện vi phạm.

Hai là, nộp các giấy tờ liên quan cho cán bộ tiếp dân; và đợi gọi tên theo thứ tự.

Ba là, cán bộ tiếp dân cho người vi phạm xem lại hình ảnh phương tiện vi phạm; người vi phạm xác nhận đúng lỗi. Cán bộ CSGT lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt.

Bốn là, người vi phạm nhận quyết định xử phạt; và đến địa điểm nộp phạt tại Kho bạc nhà nước; hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt (hoặc nộp qua bưu điện thu hộ).

Năm là, sau khi nộp phạt, người vi phạm nộp Biên lai cho cán bộ tiếp dân và nhận lại giấy tờ bị tạm giữ.

Ví dụ: Đối với xe máy; nếu không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Cách để tra cứu phạt nguội

1. Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông

Để tiến hành tra cứu phạt nguội trên website của Cục Cảnh sát giao thông; người dân tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông: http://www.csgt.vn/. Mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh nằm phía bên phải màn hình.

Bước 2: Nhập đầy đủ biển số xe cần kiểm tra; và chọn loại phương tiện (Ô tô hoặc xe máy)

Bước 3: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)

Đôi khi xảy ra tình trạng nhập mã bảo mật không được; bạn đọc vui lòng thực hiện nhiều lần; nhập chính xác cụm ký tự chữ và số này.

Bước 4: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.

Lúc này hệ thống sẽ trả về kết quả vi phạm giao thông của phương tiện qua camera. Nếu không tìm thấy kết quả tức là xe không bị phạt nguội.

2. Tra cứu phạt nguội ô tô trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam

Bước 1: Vào trang web của cục Đăng kiểm Việt Nam tại địa chỉ www.vr.org.vn sau đó vào mục Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện trong phần Tra cứu dữ liệu bên phải màn hình.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin để thực hiện tra cứu.

Đối với xe biển 5 số: Biển trắng thêm chữ T vào cuối, biển xanh thêm chữ X, biển vàng thêm chữ V

Tương tự với số tem, giấy chứng nhận hiện tại nhập dấu “-“ phân cách giữa chữ cái và chữ số.

Bước 3: Kéo xuống dưới, màn hình hiển thị thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện ở dưới cùng.

Nếu xe bị phạt nguội mọi thông tin sẽ được liệt kê trong phần kết quả trả về.

Nếu phần này trống có nghĩa là phương tiện đó không bị phạt nguội; việc đăng kiểm diễn ra bình thường.

Nếu dưới mục này xuất hiện một ô màu đen với thông tin xử lý vi phạm bên trong, chứng tỏ phương tiện này chưa hoàn thành việc đóng phạt nguội; và sẽ bị từ chối đăng kiểm.

3. Tra cứu phạt nguội trực tiếp trên website của Sở Giao thông Vận tải

Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được với những tỉnh; thành có tích hợp tra cứu phạt nguội trên website như Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Bà Rịa – Vũng Tàu…

Tại TPHCM, người dân có thể truy cập vào website http://www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn/tracuu/#home/VIPHAM nhập các thông tin theo yêu cầu để tiến hành tra cứu.

4. Tra cứu phạt nguội bằng sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động

Ngoài cách tra cứu trên máy tính; người dân có thể sử dụng các ứng dụng tra cứu phạt nguội trên ứng dụng điện thoại di động. Các ứng dụng tra cứu phạt nguội đều được hỗ trợ cài đặt trên cả nền tảng Android và IOS.

Một số khuyến cáo của lực lượng CSGT khi tham gia giao thông:

1. Người dân cần chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ; chấp hành Thông báo của cơ quan chức năng khi có vi phạm.

Tất cả trường hợp bị xử lý “phạt nguội” liên quan đến giao thông đều có thông báo vi phạm của cơ quan chức năng đến chủ phương tiện; hoặc người điều khiển. 

Khi nhận được thông báo vi phạm của cơ quan chức năng; đến ngày hẹn; chủ phương tiện; hoặc đại diện chủ phương tiện; hoặc người có hành vi vi phạm; và phương tiện vi phạm đến trụ sở cơ quan chức năng để giải quyết.

Nếu sau 15 ngày mà người vi phạm vẫn chưa đến cơ quan chức năng để phối hợp giải quyết vụ việc vi phạm hành chính; thì Phòng CSGT sẽ phối hợp với Công an phường; xã; thị trấn để gửi lại Thông báo vi phạm tới chủ phương tiện.

2. Không để kẻ xấu lợi dụng “phạt nguội” để chiếm đoạt tài sản.

Thời gian gần đây, có một số đối tượng lừa đảo sử dụng điện thoại để thông báo vi phạm qua hình ảnh; và yêu cầu nạn nhân làm theo hướng dẫn của chúng để chiếm đoạt tài sản.

Phương thức thủ đoạn của các đối tượng này là sử dụng phần mềm công nghệ cao (voice over IP – cách gọi sử dụng ứng dụng truyền tải giọng nói qua mạng máy tính; giả số điện thoại hiện trên màn hình), giả số điện thoại công khai của cơ quan Công an (Cảnh sát giao thông); cơ quan bưu điện… để gọi điện đến thuê bao di động; điện thoại bàn của người dân để thông báo về việc có liên quan đến một biên lai xử phạt nguội về giao thông nhằm làm cho người dân hoang mang; lo sợ để khai thác thông tin cá nhân.

Sau đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân kê khai tài sản; số tiền mặt hiện có; và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng để chuyển vào tài khoản định sẵn của đối tượng lừa đảo; hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý phạt nguội; đồng thời, yêu cầu nạn nhân bí mật với gia đình; kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền để chiếm đoạt.

Phòng CSGT ĐB-ĐS khuyến cáo người dân khi nhận được các cuộc gọi này; cần nhanh chóng đến báo tin cho cơ quan Công an địa phương nơi gần nhất; để lực lượng chức năng làm cơ sở điều tra; xác minh; đấu tranh với các loại tội phạm này. Bên cạnh đó, người dân tuyệt đối không cung cấp; chia sẻ thông tin cá nhân; lai lịch; chứng minh nhân dân; số điện thoạ;, thông tin tài khoản ngân hàng; thẻ tín dụng (tên người dùng; mật khẩu đăng nhập; mã xác thực giao dịch OTP; địa chỉ email; …) cho bất kỳ ai với bất kỳ hình thức nào.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Phạt nguội có bị giam bằng không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Giấy phép lái xe hạng C là gì? Điều kiện cấp giấy phép hạng C? của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Xử lý như thế nào đối với trường hợp không chấp hành Thông báo của cơ quan chức năng về vụ việc vi phạm Luật Giao thông đường bộ?

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/NĐ-CP ngày 29/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; nếu chủ phương tiện không đến phối hợp giải quyết vụ việc vi phạm theo thông báo của Phòng CSGT ĐB-ĐS, thì Phòng CSGT ĐB-ĐS sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định.
Khi phương tiện đến kiểm định; cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện; cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày.
Sau khi người vi phạm đã đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện.

Các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ gồm các biện pháp nào?

a) Buộc phải tháo dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông hoặc buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định;
b) Buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, đinh, vật sắc nhọn, dây, các loại vật dụng, vật cản khác;
c) Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định hoặc buộc phải treo biển báo thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo quy định;
d) Buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hư hỏng và khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ;
e) Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị theo quy định hoặc tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;
g) Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
h) Buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định;
i) Buộc phải gắn hộp đèn với chữ “TAXI” hoặc buộc phải niêm yết cụm từ “XE TAXI”, “XE HỢP ĐỒNG”, “XE DU LỊCH” theo đúng quy định;
k) Buộc phải cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;
l) Buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
m) Buộc phải ký hợp đồng với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe;
n) Buộc phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;
o) Buộc phải bố trí người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải đủ điều kiện theo quy định;
p) Buộc phải lắp đặt camera, dây an toàn, đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định;
q) Buộc phải cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô theo quy định;
r) Buộc phải cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc máy chủ của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
s) Buộc phải lập, cập nhật, lưu trữ đầy đủ, chính xác lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề của lái xe, các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị theo quy định;
t) Buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc buộc phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;
u) Buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
v) Buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
x) Buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên hoặc thủ tục đổi lại, thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
y) Buộc phải đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment