Mức xử phạt xe máy điện đi ngược chiều theo pháp luật hiện hành

by Trúc Hà
Mức xử phạt xe máy điện đi ngược chiều theo pháp luật hiện hành

Chào CSGT, hôm trước tôi có điều khiển xe máy điện đi trên đường Bùi Thị Xuân thì bị cảnh sát giao thông gọi lại phạt vi phạm 1.500.000 đồng vì lỗi chạy ngược chiều? Vậy tôi muốn hỏi cảnh sát giao thông phạt như thế có đúng không? Các mức xử phạt xe máy điện khi đi ngược chiều là bao nhiêu? Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Sự khác nhau giữa xe máy điện và xe đạp điện

Sự khác nhau giữa xe máy điện và xe đạp điện

Căn cứ khoản 18 và 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
  • Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”.

Theo quy định trên thì xe máy điện và xe đạp điện là hai loại xe khác nhau. Trong đó, xe máy điện là một loại xe cơ giới còn xe đạp điện là phương tiện giao thông thô sơ.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

  • Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h”
  • Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện)”

Theo đó, xe đạp điện và xe máy điện có sự khác nhau như sau:

  • Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h
  • Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện)”.

Loại xe có yêu cầu về độ tuổi người lái xe

Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe, theo đó: độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi…“

Như vậy, xe máy điện là loại xe có yêu cầu về độ tuổi người lái xe. Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có dung tích xi lanh dưới 50cm3;

Đồng thời, chưa có văn bản nào quy định về độ tuổi của người điều khiển xe đạp điện.

Mức xử phạt xe máy điện đi ngược chiều theo pháp luật hiện hành
Mức xử phạt xe máy điện đi ngược chiều theo pháp luật hiện hành

Xe máy điện đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe máy điện vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: – Phạt hành chính:

  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà; (điểm g khoản 3 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (khoản 5 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này; (điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Thu giữ bằng lái:

Bên cạnh việc bị phạt tiền, cũng như các lỗi vi phạm giao thông thường gặp khác lỗi đi ngược chiều, người điều khiển xe máy trong trường hợp này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo mức như sau:

  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng nếu vi phạm lỗi đi ngược chiều (điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Việc tước giấy phép lái xe sẽ được áp dụng không kể vi phạm lần đầu hay tái phạm.

Mức phạt lỗi đi ngược chiều đối với một số phương tiện khác

Mức phạt lỗi đi ngược chiều với ô tô

  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; (điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. (điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. (điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Mức phạt lỗi đi ngược chiều với xe máy

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; (điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Mức xử phạt xe máy điện đi ngược chiều theo pháp luật hiện hành”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tra cứu quy hoạch đất đai, hợp đồng mua bán nhà đất mẫu, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?

Điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định đối tượng vi phạm các hành vi dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Người điều khiển mô tô, xe máy và xe máy điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ nhưng không cài quai khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Người ngồi phía sau xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách.
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy điện và người ngồi sau nếu không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng – 300.000 đồng.

Xe máy điện có được đi vào đường cao tốc không?

Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các đối tượng không được đi vào đường cao tốc bao gồm:
Người đi bộ;
Xe thô sơ (như xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự được quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008);
Xe gắn máy, xe mô tô;
Máy kéo;
Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.
Tuy nhiên, đối với trường hợp người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc thì những người và phương tiện này được phép đi vào đường cao tốc.
Theo đó, xe máy điện không được đi vào đường cao tốc. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Đi xe máy điện có cần bằng lái không?

Các quy định của nhà nước về định nghĩa xe máy điện, độ tuổi được phép lái xe và quy định bằng lái xe như sau:
Căn cứ điểm d, khoản 1 tại Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.”
Theo quy định Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về tuổi, sức khỏe của người lái xe:
“Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.”
“Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi…”
Tại Điều 59 luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về giấy phép lái xe như sau:
“Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3”.
Như vậy theo các quy định hiện hành của luật và những nghị định liên quan thì độ tuổi được phép lái xe máy điện là từ 16 tuổi trở lên và những dòng xe máy điện có vận tốc lớn hơn 50km/h hoặc động cơ có công suất trên 4kW sẽ cần bằng lái A1 khi tham gia giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment