Quy định thuyền viên làm việc trên tàu biển hiện nay

by Trúc Hà
Quy định thuyền viên làm việc trên tàu biển hiện nay

Chào CSGT, tôi vừa tốt nghiệp đại học hàng hải, nay về quê nhà là Nha Trang, Khánh Hòa. Tôi được mời làm thuyền viên trên tàu biển của họ hàng. Tuy nhiên, tôi chưa nắm rõ các quy định về thuyền viên làm việc trên tàu. Cho tôi hỏi muốn làm việc trên tàu biển cần tuân thủ các quy định nào? Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Quy định về bố trí thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam

Theo Điều 63 Thông tư số 03/2020/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam thì việc bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam đảm bảo an toàn tối thiểu như sau:

– Chủ tàu có trách nhiệm bố trí thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 59 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
“Điều 59. Thuyền viên làm việc trên tàu biển:

  1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam.
  2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;

b) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;

d) Có sổ thuyền viên;

đ) Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.

  1. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài”.

Khi bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam, chủ tàu phải đáp ứng các yêu cầu về nhân lực:

– Thuyền viên phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Không được bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh cao hơn chức danh và hạn chế chức danh ghi trong giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong; sỹ quan máy trở lên được phép đảm nhận chức danh thủy thủ trực ca (OS), thủy thủ trực ca (AB); thợ máy trực ca (Oiler), thợ máy trực ca (AB).

– Thuyền viên được bố trí làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro, tàu hoạt động trên vùng cực và tàu cao tốc thì ngoài giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và các giấy chứng nhận nghiệp vụ cơ bản cần phải có khi làm việc trên tàu biển thông thường, còn phải có giấy chứng nhận nghiệp vụ đặc biệt tương ứng với từng chức danh trên loại tàu đó.

Trong một số trường hợp đặc biệt, nguyên tắc bố trí chức danh như sau:

– Trong trường hợp tàu đang hành trình trên biển mà thuyền trưởng, máy trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức năng, chủ tàu, người khai thác tàu có thể bố trí đại phó, sỹ quan máy có chức danh cao nhất thay thế thuyền trưởng hoặc máy trưởng để có thể tiếp tục chuyến đi nhưng chỉ đến cảng tới đầu tiên;

– Thuyền trưởng tàu khách phải có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của tàu không phải là tàu khách cùng hạng tối thiểu 24 tháng hoặc đã đảm nhiệm chức danh đại phó tàu khách tối thiểu 24 tháng.

Tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam

Tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Phụ lục số I Thông tư 22/2017/TT-BYT. Một số tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên được quy định như sau:

Tiêu chuẩn về thể lực

        Đối tượng khám   Chỉ tiêuThuyền viên (Khám tuyển – Định kỳ)Học viên, sinh viên (Khám tuyển)
BoongTV khácBoongTV khác
Chiều cao đứng (cm) (Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các đối tượng đã được tuyển dụng trước ngày ban hành bản Thông tư hướng dẫn này)³ 164  ³ 161³164  ³ 161
Trọng lượng cơ thể (kg)³ 55³ 52³ 50³ 48
Vòng ngực trung bình (cm)³ 50% chiều cao đứng cho tất cả các đối tượng
Chỉ số BMITừ 18,1 đến  25 cho tất cả các đối tượng
Lực bóp tay thuận (kg)³ 31³ 31³ 31³ 31
Lực bóp tay không thuận (kg)³ 28³ 28³ 28³ 28
Lực kéo thân (kg) ³ 200% trọng lượng cơ thể
Quy định thuyền viên làm việc trên tàu biển hiện nay
Quy định thuyền viên làm việc trên tàu biển hiện nay

Tiêu chuẩn chuyên khoa

                 Đối tượng Chỉ tiêu khámThuyền viênHọc viên, sinh viên học nghề đi biển
(Khám tuyển)
1. TIM MẠCH  
– Nhịp tim60-80 lần/phút60 – 80 lần/ phút
– Huyết áp tâm thu ( Ps)100 – 139 mmHg100 – 130 mmHg
– Huyết áp tâm trương ( Pd)50 – 89 mmHg50 – 80 mmHg
– Huyết áp hiệu số³ 30mmHg³ 40 mmHg
– Điện tâm đồBình thườngBình thường
Sau nghiệm pháp gắng sức (Martinet) (chỉ làm nghiệm pháp khi lâm sàng có biểu hiện của thiếu máu cơ tim).Nhịp tim tăng £ 20 lần/ phút; Không có dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ.Nhịp tim tăng £ 20 lần/ phút; Không có dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ.
2. HÔ HẤP  
– Tần số hô hấp15 – 18 lần/phút15 – 20 lần/phút
– Thăm dò chức năng hô hấp  
– Dung tích sống thở chậm (SVC) hoặc dung tích sống thở nhanh (FVC)³ 80 % SVC lý thuyết³ 80 % SVC lý thuyết
– Dự trữ chức năng hô hấp (RFRC)³ 80%  ³ 80%  
– Chỉ số Tiffeneau hoặc Geansler³ 80%³ 80%
– Chụp phổiBình thườngBình thường
3. TAI – MŨI – HỌNG  
Đánh giá chức năng tiền đình  (Chỉ áp dụng với người nghỉ đi biển ≥ 2năm): Chịu đựng được nghiệm pháp thử nghiệm khả năng chịu sóng ở mức trung bình trở lênÁp dụng bắt buộc đối với tất cả các đối tượng khám sức khỏe khi tuyển dụng: Chịu đựng được nghiệm pháp thử nghiệm khả năng chịu sóng từ mức trung bình trở lên
– Tiêu chuẩn sức nghe và các rối loạn về tai (theo STCW 78/2011 Section A-I/9, mục 2.2)Ngưỡng nghe trung bình đường khí (tính trung bình cộng trên bốn tần số 500Hz, 1000Hz, 2000Hz và 3000Hz), đo đơn âm, không đeo máy trợ thính, tai tốt không vượt quá 30dB, tai bệnh không vượt quá 40 dB, lần lượt tương đương nghe tiếng nói thầm 3m và 2m.Ngưỡng nghe trung bình đường khí (tính trung bình cộng trên bốn tần số 500Hz, 1000Hz, 2000Hz và 3000Hz), đo đơn âm, không đeo máy trợ thính, tai tốt không vượt quá 30dB, tai bệnh không vượt quá 40 dB, lần lượt tương dương nghe tiếng nói thầm 3m và 2 m.
4. MẮT  
Chức năng mắt (theo STCW 78/2011 Section A-I/9, mục 2.2; riêng thị giác màu khám lại sau 6 năm) (phụ lục số 4 kèm theo Thông tư)  
– Thị lực từng mắt     + Không kính     + Có kính  ³ 8/10 10/10  10/10 10/10
– Thị lực 2 mắt³ 16/10³ 18/10
– Thị trường (đo bằng chu vi kế Landolt)  + 90-95% phía thái dương+ 90-95% phía thái dương
+ 50-60% phía trên+ 50-60% phía trên
+ 60%      phía mũi+ 60%      phía mũi
+ 70%      phía dưới+ 70%      phía dưới
– Nhãn ápTrong giới hạn bình thường (Nếu đo bằng nhãn áp kế Madakov: 19,40 ± 5,00 mmHg)Trong giới hạn bình thường (Nếu đo bằng nhãn áp kế Madakov: 19,40 ± 5,00 mmHg)
– Thị lực màuTiêu chuẩn thị lực màu CIE 1 hoặc 2Tiêu chuẩn thị lực màu CIE 1 hoặc 2
5. THẦN KINH (Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho khám tuyển lần đầu)    
– Test xác định loại hình thần kinh (Test H.J EYSENCK)Ổn địnhỔn địnhỔn địnhỔn định
– Khả năng xử lý thông tin³ 0,5 bit/giây³ 0,3 bit/giây³ 0,5bit/ giây³ 0,3bit/giây
– Chỉ số thần kinh thực vật (chỉ số Kerdo)Từ – 10 đến + 10Từ – 10 đến + 10
– Nghiệm pháp Mắt – Tim (chỉ làm khi có rối loạn  hệ thần kinh thực vật)Nhịp tim giảm £ 20 lần/ phútNhịp tim giảm £ 20 lần/ phút
– Điện não đồBình thườngBình thường
6. CƠ, XƯƠNG, KHỚP  
– Thân thể, cơ bắpPhát triển cân đốiPhát triển cân đối
– Hệ thống khớp-xương: Tầm hoạt động chủ động các khớpTrong giới hạn bình thườngTrong giới hạn bình thường
III. CẬN LÂM SÀNG  
1. XÉT NGHIỆM MÁU  
– Số lượng hồng cầu máu ngoại vi³ 3,7 T/lít³ 3, 7 T/lít
– Hemoglobin³130 g/lít³ 130 g/lít
– Số lượng bạch cầu máu ngoại vi5 đến 9 G/lít5 đến 9 G/lít
– Nhóm máu  hệ AOB  
– Thời gian máu chảyBTBT
– Thời gian HowellBTBT
– Công thức bạch cầuBTBT
– Xét nghiệm  HIVÂm tínhÂm tính
– RPRÂm tínhÂm tính
– Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan virus: + HBsAg + HCV Ab + HAV Ab    Âm tính Âm tính Âm tính    Âm tính Âm tính Âm tính
– Glucose máuBTBT
– SGOT; SGPT< 40 U/L< 40 U/L
– Nồng độ Alcohol máuÂm tínhÂm tính
– Các chỉ tiêu mỡ máu (Áp dụng cho khám sức khỏe định kỳ với các thuyền viên ³ 40 tuổi).Trong giới hạn bình thườngTrong giới hạn bình thường
2. XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU:  
– Nước tiểu toàn bộTrong giới hạn bình thườngTrong giới hạn bình thường
– Xét nghiệm ma túy 4 thành phần (Morphin/Heroin, Amphetamin, Methamphetamin: Marijuana (cần sa):Âm tínhÂm tính
3. XÉT NGHIỆM PHÂN (Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với chức danh bếp, phục vụ viên).  
– Trứng giun, sánÂm tínhÂm tính
– AmipÂm tínhÂm tính
4. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH  
Chụp X quang tim phổi thẳng: Các thăm dò chức năng, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: Chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ khám sức khỏe: X.quang hoặc các kỹ thuật khác.Bình thườngBình thường

Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên

Điều 61 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên. Cụ thể như sau:

– Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.

– Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.

– Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.

Mức xử phạt hành vi vi phạm của thuyền viên làm việc trên tàu biển

Vi phạm quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên và hộ chiếu thuyền viên

Căn cứ Điều 17 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên theo quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn các chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên giả mạo hoặc đã bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung.

Hình thức xử phạt bổ sung:
– Tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
– Tịch thu chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên đối với hành vi vi phạm tại Khoản 3 Điều này.”

Theo đó, hành vi vi phạm vi phạm về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên và hộ chiếu thuyền viên trên các vùng biển đảo, thềm lục địa Việt Nam hiện nay sẽ bị xử lý theo quy định nêu trên.

Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển

Căn cứ vào khoản 10 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu;

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định thuyền viên làm việc trên tàu biển hiện nay”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tra cứu quy hoạch thửa đất, hợp đồng mua bán nhà đất, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trên tàu biển bị hết hạn thì có xử phạt không?

Điều 17 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên và hộ chiếu của thuyền viên
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu của thuyền viên theo quy định hoặc có nhưng hết hạn.”.

Mức lương tối thiểu vùng dành riêng cho thuyền viên đi biển là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 121/2014/NĐ-CP quy định về hợp đồng lao động thuyền viên như sau:
“1. Trước khi làm việc trên tàu biển, chủ tàu và thuyền viên phải ký kết hợp đồng lao động thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không trực tiếp ký kết hợp đồng lao động thuyền viên thì ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện thực hiện. Việc ký kết, ủy quyền, thực hiện hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định này và văn bản có liên quan.
Ngoài những nội dung cơ bản được quy định tại Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động thuyền viên phải có thêm các nội dung sau:
a) Việc hồi hương của thuyền viên;
b) Bảo hiểm tai nạn;
c) Tiền thanh toán nghỉ hằng năm;
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động thuyền viên.
Hợp đồng lao động thuyền viên, các phụ lục, tài liệu liên quan được làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có giá trị pháp lý như nhau.”
Như vậy, từ những quy định trên thì HĐLĐ thuyền viên vẫn áp dụng theo Bộ luật lao động. Theo đó mức lương tối thiểu của thuyên viên có thể vẫn áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động anh nhé.

Thuyền viên đi biển được bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 121/2014/NĐ-CP quy định nghỉ hằng năm, nghi lễ, tết như sau:
Thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương.
Số ngày nghỉ hằng năm được tính tối thiểu 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc. Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hằng năm.
Cấm mọi thỏa thuận để thuyền viên không nghỉ hằng năm.
Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm được tính tối thiểu 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc, nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương và ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hằng năm.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment