Quy định về biển báo làn đường khẩn cấp

by Trúc Hà
Quy định về biển báo làn đường khẩn cấp

Chào CSGT, vài hôm trước tôi có đi chuyển xe ô tô từ Tiền Giang đến TP.HCM, trong quá trình di chuyển ôi có dừng lại bên lề để nghe điện thoại thì bị CSGT gọi lại phạt 4 triệu đồng vì vi phạm lỗi dừng xe ở làn đường khẩn cấp. Cho tôi hỏi CSGT phạt như vậy có đúng không? Biển báo làn đường khẩn cấp và các quy định liên quan như thế nào? Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Quy định về biển báo làn đường khẩn cấp

Làn đường khẩn cấp là gì?

Theo Luật giao thông đường bộ Việt Nam, làn dừng xe khẩn cấp nằm sát lề đường bên tay phải chạy dọc theo đường cao tốc. Quy chuẩn 41/2016/BGTVT đưa ra thông tin về báo hiệu đường bộ, làn này được sơn vạch liền màu trắng để tách biệt với các làn xe khác.

Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc gồm 2 loại là làn khẩn cấp cứng và mềm. Loại làn khẩn cấp cứng được trải nhựa hoặc bê tông giống mặt đường chính. Trong khi đó, làn khẩn cấp mềm chỉ là phần lề đường bằng đất, sỏi,… Thông thường, chiều rộng tiêu chuẩn của làn đường khẩn cấp là 3,3 mét. Đây là kích thước vừa đủ cho một chiếc xe tải lớn dừng/đỗ vào mà không bị lấn qua làn đường chính. Đặc biệt, khi bánh xe ô tô đè vào phần vạch trắng ngăn cách sẽ tạo ra các tiếng rít để cảnh báo người lái đã đi lệch làn đường.

Tác dụng của làn dừng khẩn cấp là dành cho các xe khi gặp sự cố có thể tấp vào lề và dừng lại, không làm ảnh hưởng đến giao thông. Bên cạnh đó, những xe ưu tiên trong trường hợp khẩn cấp có thể chạy vào như cứu hỏa, cứu thương, công an…

Biển báo làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp

Biển số I.448 “Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp” được quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.

Quy định về biển báo làn đường khẩn cấp
Quy định về biển báo làn đường khẩn cấp
  • Về cách sử dụng:

Biển chỉ dẫn gồm 3 cặp biển ở các cự ly 2 km, 1 km và 300 m nhằm chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết vị trí và khoảng cách có làn cứu nạn.

Nếu sơ đồ, hình thái vị trí làn đường cứu nạn không phù hợp với hình vẽ trên các biển I.448 thì phải điều chỉnh hình vẽ cho phù hợp.

  • Mục đích: Nhằm chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết vị trí và khoảng cách đến đường cứu nạn;
  • Kích thước: Chiều cao x chiều rộng = 120x90cm (Theo quy chuẩn 41 cho đường thông thường);
  • Vật liệu màng: Màng phản quang loại IV; Tôn kẽm dày 1.2-2mm;

Khi nào được đi vào làn dừng xe khẩn cấp?

Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định các phương tiện không được phép điều khiển phương tiện di chuyển trong làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc và phần lề đường. Lái xe chỉ được phép di chuyển vào làn dừng khẩn cấp trong các tình huống xe gặp trục trặc như hết xăng, chết máy, thay lốp,… hoặc tài xế không đảm bảo sức khỏe để tiếp tục lái xe. Ngoài ra, các loại xe ưu tiên như xe cấp cứu, cứu hỏa, xe cảnh sát/quân sự được phép di chuyển trên làn đường này trong các trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra, bạn không được dùng làn khẩn cấp để nghe điện thoại, nghỉ ngơi hoặc đi vệ sinh. Thay vào đó, bạn có thể làm những việc này tại các trạm dịch vụ được đặt cách nhau vài km trên cao tốc. Những trường hợp được phép dừng làn khẩn cấp bao gồm: ô tô bị hư hỏng, thủng lốp xe, xe rơ moóc gặp trục trặc hay sức khỏe của tài xế có vấn đề.

Lưu ý khi di chuyển vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc

Khi di chuyển vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc, lái xe cần nhanh chóng bật đèn cảnh báo nguy hiểm rồi từ từ điều khiển xe vào sát làn đường bên tay phải và dừng xe tại đây. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng xảy ra va chạm với các xe đang di chuyển trên làn khẩn cấp, chủ xe cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không đỗ xe tại những điểm khuất hoặc đoạn đường giao nhau
  • Duy trì bật đèn cảnh báo để báo hiệu cho các xe phía sau phòng tránh, hoặc đặt biển phản quang để cảnh báo nguy hiểm (khi dừng xe vào ban đêm)
  • Kéo phanh tay để tránh xe bị trôi trên đường gây nguy hiểm
  • Đánh lái phần đầu xe về phía tay phải để tránh trường hợp bị phương tiện khác đâm vào khiến xe lệch sang đường chính
  • Không đứng ở khu vực đuôi xe, đồng thời di tản hành khách trên xe tới vị trí an toàn để tránh xảy ra va chạm gây thiệt hại về người
  • Nhanh chóng liên hệ với xe cứu hộ để được hỗ trợ sửa chữa hoặc di chuyển xe khỏi khu vực sớm nhất

Khi di chuyển vào làn đường khẩn cấp, tài xế cần lưu ý bật đèn cảnh báo trong suốt quá trình cần hỗ trợ, quan sát các phương tiện xung quanh, chuyển làn tuần tự, bên cạnh đó, cần lưu ý một số thao tác khác như đỗ xe tại nơi thông thoáng, đặt biển cảnh báo, đánh lái xe về bên phải… để đảm bảo an toàn cho bản thân và xe, giúp các phương tiện khác và cứu hộ dễ nhận biết. Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt nặng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, là cần thiết để các chủ xế nắm bắt quy định, tránh thiệt hại về tài chính và lỡ các công việc cá nhân cần thiết.

Quy định mức xử phạt đối với trường hợp đi vào làn khẩn cấp

Điểm c khoản 1 điều 26 Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 quy định: “Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường”.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc bị phạt tiền ở mức 3-5 triệu đồng. (khoản 5, Điều 5). Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng (khoản 11, Điều 5).

Bên cạnh đó, điểm b, d Khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) nêu rõ một số cơ quan có thẩm quyền được phép xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe mắc lỗi đi vào làn khẩn cấp. Đó là các cơ quan như sau:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
  • Cảnh sát giao thông
  • Cảnh sát cơ động
  • Cảnh sát phản ứng nhanh
  • Cảnh sát quản lý hành chính
  • Cảnh sát trật tự xã hội

Ngoài ra, hành vi dừng đỗ trên cao tốc cũng bị nghiêm cấm vì gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông và nguy hiểm cho lái xe cũng như các phương tiện khác.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định về biển báo làn đường khẩn cấp”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, tra cứu chỉ giới xây dựng, tra cứu quy hoạch đất đai, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nhận biết làn dừng xe khẩn cấp trên cao tốc

Thông thường, trên cao tốc không có biển báo riêng dành cho làn khẩn cấp, nếu có cũng chỉ là biển báo phân loại mặt đường như: làn khẩn cấp mềm (soft shoulder) và làn khẩn cấp cứng (hard shoulder). Trong đó, làn khẩn cấp mềm là phần lề đường bằng đất, sỏi…, còn làn khẩn cấp cứng được trải nhựa hoặc bê-tông giống mặt đường chính.
Ở một số nơi, tài xế được cảnh báo bằng biển “Shoulder drop off”, có nghĩa là làn khẩn cấp không có chiều cao đồng bộ với mặt đường và thấp hơn khoảng 7-8 cm trở lên. Có nơi, các phương tiện được thông báo bằng biển “No shoulder” tại khu vực không có làn đường khẩn cấp.

Nguyên tắc về làn dừng khẩn cấp trên cao tốc

Làn dừng khẩn cấp trên cao tốc là làn ngoài cùng bên phải. Làn dừng khẩn cấp thường hẹp hơn những làn đường khác và tách biệt bằng vạch liền. Làn dừng khẩn cấp trên cao tốc có tác dụng để những xe gặp sự cố tấp vào và đỗ lại để chờ xe cứu hộ, tránh ảnh hưởng đến việc lưu thông những xe khác.
Khi xe gặp tình huống khẩn cấp muốn dừng vào làn khẩn cấp, người lái cần bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Tiếp theo quan sát các xe di chuyển phía sau, tuần tự chuyển từng làn một cho đến khi vào làn dừng khẩn cấp. Tuyệt đối không chuyển làn liên tiếp.
Khi đã dừng xe ở làn khẩn cấp, vẫn bật đèn cảnh báo để thông báo các xe khác, nhất là khi lái xe ban đêm. Hãy đánh vô lăng về bên phải để phòng trường hợp có xe khác đâm vào, xe bạn sẽ lao ra ngoài thay vì lao ngược vào cao tốc. Cuối cùng kéo phanh tay. Sau đó liên hệ đến đơn vị cứu hộ gần nhất. Trên đường cao tốc thường có các biển in số điện thoại dịch vụ cứu hộ. Ngoài ra bạn cũng có thể tra cứu số điện thoại dịch vụ cứu hộ của đường cao tốc trên mạng.
Trong trường hợp xe không gặp tình huống khẩn cấp, tuyệt đối không tự ý dừng đỗ ở làn khẩn cấp, không được chạy vào làn khẩn cấp, không vượt xe khác ở làn khẩn cấp…

Nộp phạt vi phạm lỗi dừng xe trên làn đường khẩn cấp ở đâu?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục (1) hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,…).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment