Quy định về các làn đường trên cao tốc hiện nay

by Trúc Hà
Quy định về các làn đường trên cao tốc hiện nay

Chào CSGT, hiện nay tôi đang làm tài xế xe khách, do thường xuyên di chuyển đến các tỉnh lân cận nên ít khi tôi lái vào đường cao tốc. Sắp tới tôi có chuyến xe đi từ Tiền Giang đến T.HCM và phải đi vào cao tốc Trung Lương. Tôi muốn hỏi quy định về các làn đường trên cao tốc hiện nay như thế nào để thực hiện đúng và không mắc lỗi vi phạm? Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Đường cao tốc là gì?

Theo khoản 12 điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về đường cao tốc như sau: “Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định”.

Quy định về các làn đường trên cao tốc

Cao tốc là những con đường có 2 chiều tách biệt, mỗi chiều 2 – 3 làn, cho phép người điều ô tô lưu thông với tốc độ cao (60, 80, 100, 120 km/h). Vì vậy, nếu di chuyển bằng cao tốc sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mỗi làn đường sẽ có ưu nhược điểm riêng. Nếu cao tốc có 4 làn đường (không quy định loại xe) thì thông thường 2 làn bên trái sát tim đường sẽ là làn đường đồng tốc (tốc độ quy định giống nhau), làn ở giữa tốc độ thấp hơn, làn trong cùng là làn đường dừng khẩn cấp.

– Làn sát tim đường

Với làn đường này, xe ô tô có thể chạy tốc độ cao nhất trong các làn, quan sát tốt, chỉ cần căn một bên đường. Theo kinh nghiệm lái xe cao tốc, đây là làn đường chạy dễ nhất nếu đã có kỹ năng lái xe nhất định. Tuy nhiên làn đường này cũng nhược điểm là dễ bị bấm còi xin vượt nếu xe không chạy tốc độ cao.

– Làn đồng tốc ở giữa

Làn đường này có ưu điểm có thể chạy tốc độ cao nhất trong các làn, quan sát tốt. Nhược điểm là phải căn hai bên. Điều này khá khó với người lái mới chưa nhiều kinh nghiệm. Nếu bị chệch tay lái, chệch làn sẽ rất nguy hiểm.

– Làn tốc độ thấp

Làn đường này có ưu điểm có thể chạy chậm hơn, dễ căn đường, chỉ cần căn một bên. Nhược điểm là thường phải vượt xe tải lớn, xe container. Vì các loại xe này có trọng lượng lớn, chở nặng nên lưu thông tốc độ chậm hơn, do đó đa phần sẽ chạy làn đường này.

Làn đường dừng khẩn cấp

Làn đường dừng khẩn cấp này sẽ chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của tuyến đường cao tốc, mặc dù ở một số nơi làn đường này được loại bỏ để tạo thêm làn đường cho xe chạy.

Trong trường hợp có làn đường dừng khẩn cấp thì chiều rộng tiêu chuẩn là 3,3 mét, đủ rộng cho một chiếc xe tải lớn mà không phải lấn qua làn đường chính. Phân biệt với các làn đường chính bằng một vạch sơn liền màu trắng phản quan (khác với các vạch đứt phân tách các làn đường chính với nhau). Ngoài ra, các miếng mắt mèo cũng được đặt trên vạch trắng này như là một dấu hiệu nhận biết.

Quy định về các làn đường trên cao tốc hiện nay
Quy định về các làn đường trên cao tốc hiện nay

Nguyên tắc khi lưu thông trên đường cao tốc

Chạy đúng tốc độ chỉ dẫn

Các biển báo tốc độ và biển chỉ dẫn được bố trí trên các tuyến đường cao tốc giúp ngưới lái nắm bắt thông tin các làn, phân chia cụ thể giữa các làn và tốc độ tối đa và tối thiểu được quy định trên từng làn…… 

Trong đó, biển báo tốc độ tối đa là biển màu trắng, viền đỏ, chữ đen với tốc độ tối đa cho phép là 120 km/h. Biển báo tốc độ tối thiểu là biển màu xanh, chữ trắng với tốc độ tối thiểu cao tốc thường trong khoảng 50-60 km/h.

Việc theo dõi hệ thống biển báo trên đường cao tốc vô cùng quan trọng để người lái chạy đúng tốc độ quy định ở làn xe của mình. Ngoài ra, tài xế cũng cần lưu ý tốc độ tối thiểu để duy trì tốc độ phù hợp nhằm đảm bảo an toàn. Nếu chạy quá chậm trên cao tốc cũng không an toàn.

Giữ khoảng cách an toàn

Tài xế phải duy trì khoảng cách bằng hoặc lớn hơn trị số ghi trên biển báo. Còn trong điều kiện khô ráo bình thường, khoảng cách an toàn được quy định như sau:

  • Xe chạy tốc độ 60km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu 35m
  • Xe chạy tốc độ từ 60 đến dưới 80km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu 55m
  • Xe chạy tốc độ từ 80 đến dưới 100km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu 70m
  • Xe chạy tốc độ từ 100 đến dưới 120km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu 100m
  • Người lái cũng cần lưu ý các trường hợp đặc biệt khi tốc độ xe dưới 60km/h để chủ động điều chỉnh khoảng cách phù hợp. Khoảng cách này tùy thuộc vào lưu lượng xe tham gia giao thông và tình hình thực tế.

Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết và địa hình bất thường như trời mưa, trời sương mù, đường trơn trượt, tầm nhìn của tài xế càng bị hạn chế, cộng thêm việc đường xá trở nên phức tạp hơn. Do đó, tài xế cần duy trì khoảng cách an toàn lớn hơn mức tối thiểu.

Mức xử phạt vi phạm khi phạm lỗi trên đường cao tốc

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì mức phạt đối với người điều khiển ô tô vi phạm quy tắc giao thông trên đường cao tốc như sau:

– Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng và giam giữ Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng khi vi phạm các lỗi sau (Điểm g khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP): “Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc”.

– Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng và giam giữ Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng khi vi phạm các lỗi sau (Điểm b khoản 6 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP): “Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc”.

– Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng và giam giữ Giấy phép lái xe từ 5 đến 7 tháng khi vi phạm các lỗi sau (Điểm a khoản 8 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP): “Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định”.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định về các làn đường trên cao tốc hiện nay”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tra cứu quy hoạch thửa đất, hợp đồng mua bán nhà đất mẫu, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Lỗi chuyển làn không xi nhan trên cao tốc bị xử lý thế nào?

Các phương tiện khi chuyển làn đường mà không bật đèn xi nhan thì sẽ bị xử phạt tùy từng trường hợp cụ thể:
Đối với ô tô:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; nếu phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc (theo điểm g khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; được sửa đổi bởi điểm đ, khoản 34 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Đồng thời, ngoài mức phạt tiền, các phương tiện vi phạm lỗi này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; (theo điểm b khoản 11 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; nếu phương tiện chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; (theo điểm a khoản 7 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). ​Ngoài ra, người vi phạm hành vi này còn bị xử phạt bổ sung; là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (theo điểm c khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Nguyên tắc về làn dừng khẩn cấp trên cao tốc

Làn dừng khẩn cấp trên cao tốc là làn ngoài cùng bên phải, thường hẹp hơn những làn đường còn lại và ngăn cách bằng vạch liền. Làn này nhằm mục đích giúp những xe gặp sự cố có thể đỗ lại và chờ xe cứu hộ, không làm ảnh hưởng sự lưu thông của các phương tiện khác.
Khi xe gặp tình huống khẩn cấp muốn dừng vào làn khẩn cấp, người lái cần bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Sau đó quan sát các xe di chuyển phía sau, lần lượt chuyển từng làn một cho đến khi vào làn dừng khẩn cấp. Tuyệt đối không chuyển làn liên tiếp.

Nhập làn trên cao tốc thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?

Để chuyển làn vào cao tốc an toàn, tài xế cần điều chỉnh tốc độ của xe cùng với tốc độ của ô tô phía sau. Nếu xe phía sau đang đi với tốc độ cao thì bạn cần điều chỉnh vận tốc của xe tương đương với tốc độ đó, không nên đi chậm sẽ tạo ra tình huống nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment